Thông thường, khi phát hiện hơi thở có mùi hôi bất thường nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vấn đề ở dạ dày. Tuy nhiên, có phải lúc nào nguyên nhân gây hôi miệng cũng xuất phát từ dạ dày không và đâu là nguyên nhân thường gặp nhất? 

1/ Những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp

Hôi miệng tuy không gây đau hay khó chịu nhưng lại là rào cản lớn nhất trong quá trình giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, chúng còn là cảnh báo cho một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn không thể phớt lờ. Một số nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất bao gồm:

+ Cao răng

Những mảng bám cứng chắc đã vôi hóa trong khoang miệng không chỉ chứa vi khuẩn có hại mà còn chứa những mùi khó chịu. Nếu lượng cao răng của bạn quá nhiều thì mùi hôi sẽ càng rõ rệt.

Những mảng bám này không thể loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng thông thường nên kể cả sau khi bạn đã chải răng kỹ càng thì mùi hôi miệng cũng không thể biến mất đi.

Cao răng – Nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất

+ Bệnh lý răng miệng 

Tất cả những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng, viêm quanh thân răng… đều là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng, hay nói một cách khác thì hôi miệng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh răng miệng mà bạn cần lưu ý.

+ Bệnh lý cơ thể

Không chỉ các bệnh về dạ dày (như viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày) mới là nguyên nhân gây ra hôi miệng, tình trạng này còn xuất phát từ những bệnh khác như viêm xoang, tiểu đường, gan, thận…

Mỗi bệnh đều có những dấu hiệu riêng đi kèm với biểu hiện hôi miệng, chính vì thế bạn cần quan sát tình trạng sức khỏe của mình và sớm thông báo với bác sĩ để xác định chính xác bệnh tình.

+ Chế độ ăn uống

Thủ phạm gây ra mùi hôi miệng dai dẳng

Nếu bạn quá “thân thiết” với nhóm thực phẩm gây mùi như hành, tỏi sống, đồ ăn ngọt, thuốc lá… Nếu bạn ăn ít và không liên tục, sau khi chải răng thì mùi hôi miệng sẽ biến mất, tuy nhiên nếu đây đều là món khoái khẩu của bạn và sử dụng hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ cao đối mặt với chứng hôi miệng dai dẳng.

+ Nguyên nhân khác

Hôi miệng còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như: tác dụng phụ của thuốc, nhiễm nấm Candida, giảm tiết nước bọt, hội chứng mùi cá ươn di truyền, tác dụng phụ của quá trình xạ trị… Tuy hiếm gặp nhưng bạn vẫn nên lưu ý để đối chiếu với tình trạng của mình.

2/ Làm sao để thoát khỏi mùi hôi miệng khó chịu?

Không có bất cứ cách chữa hôi miệng cụ thể nào cả vì cần phải dựa vào nguyên nhân gây hôi miệng bác sĩ mới đưa ra phương án điều trị phù hợp. Một số người lựa chọn cách sử dụng thuốc trị hôi miệng, tuy nhiên cách này không giải quyết triệt để nguyên nhân gây mùi nên chỉ làm hết hôi miệng tạm thời.

Nếu nguyên nhân do bệnh lý răng miệng và bệnh lý cơ thể, chỉ cần điều trị khỏi bệnh thì mùi hôi miệng sẽ tự động biến mất.

Bệnh lý răng miệng được điều trị triệt để sẽ chấm dứt được mùi hôi miệng 

Ngoài ra, lấy cao răng cũng là một cách để loại bỏ mùi hôi miệng, việc này còn có ý nghĩa to lớn giúp làm sạch và bảo vệ khoang miệng khỏi các nguy cơ bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần, kết hợp với việc khám răng tại nha khoa để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng (nếu có).

Đừng quên chú ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày nếu đây là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu cho bạn. Hãy tập thói quen sử dụng kết hợp các sản phẩm vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải hay dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch triệt để mọi mảng bám sau khi ăn.

Một số loại xịt thơm miệng đang bán trên thị trường hiện nay cũng có thể là biện pháp cứu nguy cho bạn trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, đừng lạm dụng quá mức vì chúng không phải thuốc điều trị và không có điều gì chắc chắn được rằng chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng của mình bạn cần dựa vào cả những biểu hiện khác trong khoang miệng hoặc sức khỏe. Đừng quá chủ quan với chứng hôi miệng kéo dài vì bạn có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm từ những bệnh lý không ngờ đến!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo