Có thể bạn đã nghe qua về phương pháp nâng xoang trong cấy ghép Implant nhưng chưa biết bản chất của nó là gì, quy trình thực hiện ra sao hay trường hợp của mình có cần phải thực hiện không? Tất cả những thắc mắc về dịch vụ này sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất trong bài viết dưới đây!

1/ Nâng xoang trong cấy ghép Implant là gì?

Giải phẫu học cho thấy, xoang hàm là xoang lớn nhất trong các xoang cạnh mũi, thể tích của chúng dao động từ 15 – 30ml. Chúng có hình nón tháp và nằm trong xương hàm trên – đây là một trong những bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc mất răng hàm trên lâu ngày không trồng lại.

Chỉ khoảng 3 tháng sau mất răng hàm trên, vùng xương hàm sẽ bắt đầu có hiện tượng tiêu biến, hạ thấp dần. Cùng với đó là vùng xoang hàm sẽ bị mở rộng, tăng thể tích tràn xuống bên dưới vị trí trống do xương hàm đã tiêu biến, gây khó khăn cho việc trồng răng.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-1
Tiêu xương hàm kéo theo sự biến dạng của xoang hàm khi mất răng

Lúc này, bác sĩ sẽ cần thực hiện nâng xoang. Hiểu một cách đơn giản nhất, nâng xoang trong cấy ghép Implant là giải pháp cần có để hỗ trợ cho việc ghép thêm xương răng, tạo ra khoảng xương cần thiết cho chân răng implant trụ vững trên khuôn hàm.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào khi trồng răng cũng đều phải thực hiện nâng xoang hay ghép xương. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sau khi thăm khám cụ thể, hoặc bạn cũng có thể tham khảo về những trường hợp cụ thể ở phần bài viết bên dưới.

2/ Có phải trường hợp trồng răng nào cũng cần nâng xoang không?

Vì xoang hàm nằm ở trong xương hàm trên nên việc nâng xoang trong trồng răng Implant sẽ chỉ gặp khi cấy ghép cho vùng răng hàm trên, đặc biệt là ở các vị trí răng số 4, 5 , 6, 7. Thông qua phim chụp Xquang, bác sĩ sẽ quyết định có cần thực hiện nâng xoang cho bạn hay không.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-2
Nâng xoang trong cấy ghép implant áp dụng đối với trường hợp mất răng hàm trên

Tại Nha khoa Navii, nhờ hình ảnh 3 chiều của máy X-quang toàn hàm 3 trong 1 Sirona, bác sĩ sẽ cho bạn biết phần xương hàm của bạn có đủ độ cao và rộng để cấy ghép chân răng implant không hay xoang hàm có đang chiếm thể tích của xương hàm không.

Theo đúng lý thuyết, nếu kết quả phim chụp cho thấy khoảng cách từ đỉnh sống hàm đến đáy xoang của bạn nhỏ hơn 8mm thì đồng nghĩa với việc bạn cần phải thực hiện nâng xoang kết hợp ghép xương trước khi trồng răng.

Lưu ý: Phương pháp này chống chỉ định với những người đang mắc các bệnh về viêm xoang, máu khó đông, tim mạch, hô hấp, tiểu đường. Chính vì thế, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về bệnh lý của mình (nếu có) trước khi điều trị để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-3
Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện dịch vụ

3/ Các hình thức nâng xoang trong trồng răng Implant

Có 2 hình thức nâng xoang trong cấy ghép Implant là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Tùy vào từng trường hợp nhất định và dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp.

  • Nâng xoang kín

Các bác sĩ gọi đây là phương pháp nâng xoang từ bên trong thông qua lỗ cấy ghép Implant và không yêu cầu phẫu thuật quá nhiều. Phương pháp này thường được chỉ định cấy ghép chân răng cùng một lúc và có trường hợp không cần thực hiện kết hợp với ghép xương (nếu mức độ nâng ít).

Bạn có thể thực hiện nâng xoang kín nếu chiều cao xương hàm dao động từ 4 – 8mm, vùng đáy xương hàm thuận lợi (tức là không bị gồ ghề, xơ dính hay có yếu tố nguy cơ như viêm xoang, vách xoang, dịch trong xoang hay dính xoang).

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-4
Nâng xoang kín hạn chế được xâm lấn tối đa

Do không cần phẫu thuật nhiều nên phương pháp này hạn chế tối đa được việc xâm lấn, sưng đau sau phẫu thuật. Những trường hợp có thể kết hợp cắm chân răng cùng với thời điểm nâng xoang cũng sẽ rút ngắn được thời gian thăm khám và đi lại của người bệnh.

  • Nâng xoang hở

Phương pháp này được thực hiện qua cửa sổ mặt bên. Nâng xoang hở được bác sĩ chỉ định trong trường hợp tiêu xương nhiều, thể tích xương sụt giảm nghiêm trọng, chiều cao xương thấp hơn 3mm và đáy xoang không thuận lợi (tức là có các dấu hiệu gồ ghề, xơ dính, có dịch và có vách ngăn).

Phương pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn so với nâng xoang kín, tuy nhiên mức độ xâm lấn của nó cao hơn nên khiến sưng đau nhiều hơn khi thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng cần chờ thời gian nhất định mới có thể trồng răng chứ không thực hiện cùng lúc như đối với nâng xoang kín.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-5
Nâng xoang hở được thực hiện trong trường hợp tiêu xương nhiều

4/ Quy trình nâng xoang – cấy ghép Implant chuẩn

Quy trình nâng xoang trong cấy ghép Implant sẽ có sự khác nhau cơ bản giữa nâng xoang kín và nâng xoang hở. Cụ thể như sau:

  • Quy trình nâng xoang kín:

Bước 1: Thăm khám sơ bộ, chụp X quang và sửa soạn phẫu thuật (vệ sinh răng miệng, gây tê)

Bước 2: Khoan lỗ ở đúng vị trí đặt chân răng implant

Bước 3: Thông qua lỗ này, bác sĩ sẽ dùng ống đẩy chuyên dụng để nâng xoang hàm trên lên cao.

Bước 4: Có thể thực hiện ghép xương hoặc không cần ghép xương tùy từng trường hợp

Bước 5: Chân răng implant có thể được cắm cùng đợt với nâng xoang và khâu vạt nướu kết thúc quy trình

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-6
Chân răng implant có thể được cắm cùng lúc với quá trình nâng xoang kín
  • Quy trình nâng xoang hở:

Bước 1: Thăm khám sơ bộ, chụp X quang và sửa soạn phẫu thuật (vệ sinh răng miệng, gây tê)

Bước 2: Phẫu thuật lật vạt lợi kết hợp bóc rộng vạt lợi để tiếp cận vùng thành trước của xoang hàm

Bước 3: Mở nướu bằng một vết rạch dọc sống hàm vùng mất răng (có thể là lỗ hình vuông hoặc tròn tùy từng trường hợp)

Bước 4: Thực hiện bóc màng xoang qua phần lỗ vừa đục và nâng đáy xoang lên

Bước 5:  Ghép xương nhân tạo vào vùng bên dưới màng xoang vừa được nâng lên qua lỗ hổng và khâu kín lại

Bước 6: Hẹn lịch tái khám và tư vấn cho người bệnh về thời gian đến nha khoa ghép răng implant thích hợp

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-7
Quy trình nâng xoang hở

Việc áp dụng phương pháp nào sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bạn, bác sĩ sẽ cần thăm khám, chụp xquang chi tiết mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

5/ Nâng xoang có gây đau và biến chứng không?

Nha khoa hiện đại cho phép loại bỏ mọi lo lắng về việc đau nhức hay khó chịu trong khi thực hiện bất cứ dịch vụ nào nhờ vào công nghệ gây tê an toàn, nâng xoang trong cấy ghép implant cũng là một dịch vụ như vậy.

Trong suốt toàn bộ ca phẫu thuật nâng xoang, bạn sẽ không cảm thấy bất cứ cảm giác đau nhức nào vì bác sĩ đã cân đối một lượng thuốc tê thích hợp đảm bảo đủ cho một quy trình. Sau khi hoàn thành và hết thuốc tê, sẽ không tránh được cảm giác đau nhức hậu phẫu, tuy nhiên chúng không quá dữ dội và sẽ sớm kết thúc.

Đối với nâng xoang kín, sau khi phẫu thuật xong sẽ ít gây đau hơn đối với nâng xoang hở. Bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt mức độ đau nhức.

Phẫu thuật nâng xoang được đánh giá là thủ thuật tương đối đơn giản và an toàn. Tất nhiên, để đảm bảo được yếu tố an toàn, không biến chứng nó cũng cần phải được thực hiện trong môi trường vô trùng tuyệt đối với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Chính vì thế, bạn hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ về địa chỉ nha khoa để thực hiện dịch vụ.

nang-xoang-trong-cay-ghep-implant-8
Vấn đề vô trùng luôn được chú trọng hàng đầu tại Nha khoa Navii

Để được tư vấn cụ thể về giải pháp nâng xoang trong cấy ghép implant phù hợp với mình, bạn vui lòng liên hệ đến Nha khoa Navii theo số hotline 024.3747.8292 – các tư vấn viên sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề trong thời gian sớm nhất!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo