Muốn có hàm răng đẹp thì cần có khớp cắn chuẩn hay còn gọi là khớp cắn trung tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được khớp cắn chuẩn. Vậy khớp cắn trung tâm là gì? Đặc điểm của khớp cắn này như thế nào và lợi ích ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ các vấn đề sau:
- Khớp cắn trung tâm là gì?
- Đặc điểm của khớp cắn trung tâm
- Làm sao để có khớp cắn chuẩn?
1.Khớp cắn trung tâm là gì?
Khớp cắn trung tâm hay còn gọi là khớp cắn chuẩn. Đây là tình trạng khớp cắn có sự tương quan hài hòa và đạt đủ tiêu chuẩn quy định về cung răng, vòm hàm, tỷ lệ các răng cũng như sự cân đối về kích cỡ và tỷ lệ của từng răng.
1.1 Đặc điểm của khớp cắn trung tâm
Một khớp cắn trung tâm hay khớp cắn chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các đặc điểm sau:
+ Khi nhìn nghiêng hay nhìn thẳng thì tương quan 3 phần trán, mũi, cằm đều cân đối.
+ Nhóm răng trước ở hàm trên trùm ngoài nhóm răng trước hàm dưới nhưng không tạo khoảng cách quá nhiều.
1.2 Lợi ích của khớp cắn trung tâm (khớp cắn chuẩn)
Những người may mắn sở hữu khớp cắn trung tâm (khớp cắn chuẩn) thì hàm răng thường đẹp. Tương quan 3 phần trên gương mặt cân đối nên không cần chỉnh khớp cắn.
Trừ những trường hợp như răng thưa, mọc chen chúc…thì mới cần chỉnh sửa.
1.3 Cách nhận biết khớp cắn trung tâm
Muốn nhận biết bạn có khớp cắn chuẩn hay không, hãy dựa vào 1 trong những yếu tố sau:
+ Khi nhìn thẳng hoặc nhìn nghiêng, tổng thể gương mặt của bạn trông hài hòa cân đối.
+ Trục phân chia gương mặt phải thẳng, không gấp khúc. Trục phân chia này chạy từ mũi đến khe răng cửa chính.
+ Răng hàm trên và hàm dưới không bị lệch mà gặp nhau ở mặt nhai.
+ Khi khép miệng, răng hàm trên sẽ bao trùm lên hàm dưới, không tạo ra kẽ hở lớn.
2. Làm sao để có khớp cắn chuẩn?
Khi kiểm tra khuôn mặt bạn theo các yếu tố trên mà không trùng khớp thì khả năng lớn bạn đã bị lệch khớp cắn.
Thông thường lệch khớp cắn được chia ra thành những trường hợp sau:
- Khớp cắn sâu
Dạng khớp cắn này thể hiện sự mất cân đối của 2 hàm tạo nên tương quan không hài hòa. Khi ấy, hàm dưới sẽ bị lọt thỏm vào so với hàm trên. Người bị khớp cắn sâu sẽ gặp khó khăn trong việc cắn và nhai đồ ăn.
- Khớp cắn đối đầu
Đây thực chất thuộc trường hợp khớp cắn ngược nhưng còn ở mức độ nhẹ. Răng cửa ở hàm trên và dưới chạm vào nhau khi miệng đang nghỉ. Dạng khớp cắn này cũng gây khó khăn khi ăn nhai do khớp cắn không tiếp xúc với nhau.
- Khớp cắn chéo
Trường hợp này, các răng bị xô lệch nhưng lại không gây ra hô hay móm. Mặc dù vậy, người bị khớp cắn chéo thường bị méo, lệch cằm hoặc thay đổi hình dạng khuôn mặt.
- Khớp cắn hở
Người bị khớp cắn hở dù cố gắng thế nào thì 2 nhóm răng cửa cũng không chạm được vào nhau. Khi giao tiếp, người đối diện có thể nhìn thấy lưỡi của người bệnh khiến người bệnh mất tự tin.
- Khớp cắn ngược (răng móm)
Người bị khớp cắn ngược xương hàm dưới thường đưa về phía trước nhiều hơn hàm trên. Đây là trường hợp phổ biến mà nhiều người mắc phải.
Trên đây chúng tôi đã giải thích cho bạn khớp cắn trung tâm là gì và những trường hợp khớp cắn không chuẩn. Tùy vào nguyên nhân gây lệch khớp cắn các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để bệnh nhân có được khuôn mặt cân đối hài hòa nhất. Một trong những phương pháp phổ biến để điều chỉnh khớp cắn không chuẩn là niềng răng. Dịch vụ niềng răng mắc cài 6M với thời gian tháo niềng 6 tháng – 1 năm là 1 lựa chọn có thể cân nhắc.
Nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến khớp cắn, bạn hãy đến nha khoa Navii để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, tận tâm tận lực cùng trang thiết bị y tế hiện đại, Navii luôn là nơi uy tín của tất cả những khách hàng gặp phải vấn đề về răng miệng.
Bài viết trên được tư vấn bởi bác sĩ phụ trách chuyên môn Lê Thị Thái Hòa, 15 năm kinh nghiệm tại Navii Dental Care.