Răng khôn nếu không nhổ kịp thời sẽ để lại những biến chứng khó lường. Tuy nhiên nhiều người lại lo ngại việc có nên nhổ răng khôn không? Và thời điểm nào cần phải nhổ răng khôn? thi bài viết dưới đây bác sĩ nha khoa Navii sẽ giải đắp thắc mắc cho bạn:
I. Răng Khôn Mọc Khi Nào?
Răng khôn, hay còn gọi là răng số 8 là răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Chúng ta thường mọc răng khôn trong giai đoạn từ 17 – 30 tuổi.
Vì “sinh sau đẻ muộn”, các răng vĩnh viễn khác đã chiếm đủ chỗ trên hàm nên răng khôn khá chật vật trong việc mọc lên. Thứ nhất là vì phải đâm trồi lên một tầng nướu dày và vững chắc. Thứ hai là vì không còn đủ chỗ, nên răng khôn đa phần mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt dưới nướu.
Răng khôn không mọc trong một lần như các răng vĩnh viễn khác. Chúng nhú lên theo từng đợt. Quá trình này kéo dài vài năm. Mỗi lần nhú lên lại gây đau nhức, sưng, khó chịu, mất ăn mất ngủ, thậm chí kèm theo sốt.
- Bạn đọc tham khảo: Nhổ răng khôn có đau không?
II. Có Nên Nhổ Răng Khôn Không?
Răng khôn thông thường không có chức năng trong việc ăn nhai. Ngược lại, nó sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Dẫn đến việc sâu răng và gây biến chứng khác. Chình vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng tới răng liền kề và toàn bộ hàm răng.
Tuy nhiên, với một số trường hợp răng khôn sau bạn có thể không cần phải nhổ:
- Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt dưới xương và nướu, không gây biến chứng.
- Người mắc một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu,…
- Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
Nếu gặp phải các trường hợp sau đây bạn nên nhổ răng khôn càng sớm càng tốt, tránh để lâu để lại biến chứng nặng nề như đâm hỏng răng số 7 kế cận, làm xô lệch hệ thống ăn nhai:
- Răng khôn mọc lệch gây ra các cơn đau kéo dài, nhiễm trùng lặp đi lặp lại
- U nang, viêm mủ tại khu vực mọc răng
- Răng khôn mọc ngầm, mọc xiên
- Ảnh hưởng đến răng lân cận
- Hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng
- Gây nhồi nhét thức ăn với răng hàm bên cạnh
- Răng khôn mắc bệnh như sâu răng, viêm nha chu
- Răng khôn là nguyên nhân của bệnh toàn thân khác
III. Thời điểm nào nên nhổ răng khôn
Bác sĩ khuyên thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3.
Trên 35 tuổi, việc phẫu thuật nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do xương cứng và đặc hơn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Đặc biệt, bạn nên sắp xếp thời gian để nhổ răng buổi sáng thay vì buổi chiều để lành thương tốt hơn. Thông tin chi tiết vì sao lại nên làm như vậy, bạn có thể xem thêm tại bài viết: nhổ răng khôn buổi chiều
IV. Những lưu ý khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn:
- Bạn sẽ được thăm khám tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, huyết áp, khả năng đông máu,…
- Bạn cần trao đổi rõ ràng với Bác sĩ về các bệnh lý toàn thân đang mắc phải, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc điều trị bệnh đang sử dụng (nếu có) nhé.
Sau khi nhổ răng khôn:
- Tuân thủ theo các chỉ định của Bác sĩ.
-
4 vấn đề hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu. Để khắc phục, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa theo chỉ định của Bác sĩ điều trị. Ngoài ra bạn có thể chườm lạnh vào chỗ sưng để hạn chế tình trạng này.
-
Trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng khôn: không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò.
-
Trong 24 giờ sau nhổ răng: vệ sinh nhẹ nhàng tại ổ răng. Ăn thức ăn mềm, nguội.
-
Nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài và không kiểm soát được thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
V. Lời kết
Nhổ răng khôn chỉ là tiểu phẫu khá đơn giản, có trong “thực đơn điều trị” của mọi phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, bạn không nên xem nhẹ chọn-bừa một nha khoa nào đó vì môi trường nha khoa vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo. Dụng cụ y tế thường được sử dụng lại, do vậy nếu không được vô trùng diệt khuẩn, nguy cơ bị lây bệnh từ người khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, Bác sĩ lành nghề, trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình nhổ răng khôn an toàn, nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
Như vậy, có nên nhổ răng khôn không còn phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chính xác sau khi thăm khám trực tiếp và chụp phim X-quang.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về việc nhổ răng khôn, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để Navii giải đáp cho bạn nhé.