Hàm giả tháo lắp là lựa chọn phổ biến cho tình trạng mất răng toàn hàm, đặc biệt là ở người già. Trong quá trình sử dụng hàm, cách vệ sinh hàm răng giả là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất, mặc dù khá đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng để có thể duy trì tối đa độ bền cho hàm. 

1/ 5 điều cần làm trong cách vệ sinh hàm răng giả

cach-ve-sinh-ham-rang-gia-1
Cách vệ sinh hàm răng giả như thế nào là chuẩn? 

Cách vệ sinh hàm răng giả quyết định khá nhiều đến độ bền chắc cũng như “tuổi thọ” của hàm. Các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên thực hiện vệ sinh hàm đúng cách theo các tiêu chí 5 “CẦN” bên dưới đây:

  • CẦN tháo hàm ra vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi khi ăn nhai để làm sạch toàn bộ các mặt răng bên trong – bên ngoài, đảm bảo không còn bất cứ mảng bám nào trên nền hàm hoặc thân răng.
  • CẦN sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng dành riêng cho hàm giả.
  • CẦN tháo hàm giả trước khi đi ngủ, sau đó ngâm hàm trong nước muối loãng qua đêm – đây chính là một cách tiệt trùng hiệu quả. Sáng hôm sau, bạn nên rửa lại hàm để tránh cảm giác mặn khó chịu trong miệng.
cach-ve-sinh-ham-rang-gia-2
Ngâm nước muối loãng là cách tiệt trùng hàm giả hiệu quả
  • CẦN kết hợp vệ sinh hàm giả tháo lắp với việc vệ sinh toàn bộ khoang miệng hoặc những chiếc răng thật còn lại trên khuôn hàm. Đừng quên masage vùng nướu để chúng bớt mỏi sau một khoảng thời gian dài đeo hàm.
  • CẦN thông báo với bác sĩ nha khoa nếu trong quá trình vệ sinh hàm thấy những biểu hiện khác lạ như vết nứt, mùi hôi hay đổi màu ở thân răng và nền hàm.

2/ 5 điều không nên làm khi vệ sinh hàm giả

Bên cạnh đó, cách vệ sinh hàm răng giả cũng cần tránh 5 điểm dưới đây để không làm ảnh hưởng đến độ bền cũng như ứng dụng của hàm:

  • KHÔNG ngâm hàm vào nước nóng vì nhiệt độ của nước sẽ làm cho nền hàm bị chảy ra và thay đổi kích thước của chúng, khiến chúng bị dão ra, không vừa vặn với khuôn hàm của bạn.
  • KHÔNG sử dụng kem đánh răng thông thường cho hàm giả, thành phần trong kem đánh răng thông thường sẽ ăn mòn và làm trầy xước bề mặt của hàm.
cach-ve-sinh-ham-rang-gia-3
Không sử dụng kem đánh răng thường cho hàm giả
  • KHÔNG vệ sinh hàm quá mạnh hay để hàm hớ hênh làm rơi dẫn đến vỡ mẻ hoặc thậm chí là gãy đôi hàm.
  • KHÔNG đeo hàm giả đi ngủ, việc này không chỉ gây mỏi xương hàm mà còn khiến cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh trong khoang miệng.
  • KHÔNG tự ý sữa chữa, mài rũa hay dùng keo bình thường để gắn lại hàm giả khi đã gãy, chúng không giúp ích được gì cho bạn mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.

Về bản chất, hàm giả tháo lắp ít được đánh giá cao về độ bền chắc cũng như khả năng ăn nhai, tuy nhiên bạn có thể khắc phục được phần nào những nhược điểm đó bằng cách chăm sóc, vệ sinh hàm khoa học.

Tuổi thọ trung bình của hàm tháo lắp thường từ 5 – 6 năm (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn dựa vào chế độ chăm sóc của từng người). Sau khi hàm có những dấu hiệu như lỏng lẻo, mùi hôi khó chịu hay đã phải hàn gắn lại nhiều lần thì bạn nên thay lại hàm mới để đảm bảo ăn nhai tốt hơn.

cach-ve-sinh-ham-rang-gia-4
Đến gặp bác sĩ nha khoa khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào của hàm giả

Hi vọng những thông tin về cách vệ sinh hàm răng giả bên trên đã giúp ích bạn trong việc sử dụng chúng mỗi ngày. Mọi thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ 024.3747.8292 – hotline của Nha khoa Navii để được giải đáp cụ thể!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo