Sau khi bọc răng sứ, khoảng 5 – 10% trường hợp sẽ có hiện tượng sưng, viêm lợi từ nhẹ đến nặng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, bọc răng sứ bị viêm lợi có đáng lo ngại không và giải pháp nào để khắc phục? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây!
1/ Nguyên nhân bọc răng sứ bị viêm lợi
Bọc răng sứ bị viêm lợi được biểu hiện ra là tình trạng sưng tấy, đau nhức và nhạy cảm ở vùng lợi chân răng sứ mới bọc. Ngoài ra, hôi miệng cũng là một trong những biểu hiện giúp bạn nhận biết được tình trạng bệnh của mình.
Nguyên nhân có thể kể đến:
Do cao răng
Cao răng hình thành âm ỉ trong khoang miệng từng ngày và bám trên thân răng, sau đó lan dần xuống nướu. Cao răng dưới nướu chính là tác nhân hàng đầu gây ra các rắc rối liên quan đến viêm nhiễm, đau nhức ở vùng mô mềm nhạy cảm này.
Nhiều người nghĩ rằng răng sứ sẽ không có cao răng nhưng điều này là sai lầm hoàn toàn vì mảng bám cao răng có thể tồn tại bất chấp mọi điều kiện trong khoang miệng. Đây là lý do vì sao bác sĩ nha khoa thường khuyên bạn thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
Do dị ứng với chất liệu răng sứ
Trường hợp này xảy ra chủ yếu ở những người phục hình răng sứ kim loại. Một số thành phần trong loại răng này có thể gây kích ứng trong khoang miệng, dẫn đến hôi miệng, ngứa lợi và lâu dần gây viêm lợi.
Ngoài ra, một số dòng răng sứ không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần cũng là nguyên nhân gây ra những biến chứng sau phục hình. Đừng quá ham những loại răng sứ rẻ mà quên đi việc tìm hiểu về mức độ uy tín của cơ sở phục hình!
Do chân răng sứ bị hở
Việc này liên quan trực tiếp đến tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ nha khoa. Nếu việc mài răng và chế tạo răng sứ không đúng tỉ lệ, sau khi phục hình thì việc cộm cấn, lệch lạc là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài việc gây khó chịu, mất thẩm mỹ, hạn chế ăn nhai thì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý răng miệng, đặc biệt là viêm nướu và viêm nha chu.
Do bệnh lý nền
Đây là một trong những nguyên nhân viêm lợi sau khi bọc răng sứ xuất phát từ sự chủ quan của bác sĩ nha khoa. Thông thường trước khi phục hình bác sĩ sẽ cần thăm khám chi tiết và xử lý triệt để mọi vấn đề bệnh lý trong khoang miệng nếu có. Nếu việc này không được thực hiện thì bệnh lý sẽ tiếp tục phát triển sau khi bọc răng sứ, thậm chí với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần.
2/ Viêm lợi sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
Những biểu hiện của bọc răng sứ bị viêm lợi thường chỉ rõ ràng nhất khi bệnh đã phát triển nặng và gây tâm lý chủ quan ở nhiều người. Tuy nhiên, bạn hãy nên cẩn trọng từ những dấu hiệu nhỏ nhất vì viêm lợi sẽ có thể gây ra những biến chứng lớn nếu không điều trị kịp thời.
Một số rắc rối mà tình trạng này mang lại cho bạn bao gồm:
+ Mùi hôi miệng khó chịu gây mất tự tin trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày
+ Thường xuyên chịu đựng những cơn đau, đặc biệt là khi chải răng hoặc ăn nhai đồ nóng
+ Viêm nướu phát triển rất nhanh thành viêm nha chu
+ Vi khuẩn từ nướu răng xâm nhập sâu xuống vùng chân răng và gây viêm ở vị trí này, có thể kéo theo áp xe răng, thậm chí mất răng hoàn toàn.
NOTE: Liệu rằng viêm lợi có thể gây tử vong? Câu trả lời là có! Mặc dù trường hợp này không phổ biến nhưng trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp tương tự như vậy. Khi vi khuẩn lan vào máu gây nhiễm trùng máu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng về sức khỏe sau này.
3/ Giải pháp tốt nhất cho tình trạng bọc răng sứ bị sưng viêm lợi
Mọi giải pháp điều trị bệnh lý cụ thể đều cần dựa vào nguyên nhân và việc xác định được nguyên nhân chính xác nhất cần qua quá trình thăm khám cụ thể bởi bác sĩ có chuyên môn. Đây là lý do bạn nên đến nha khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này.
Về cơ bản, các phương pháp điều trị trong trường hợp viêm không do răng sứ sẽ bao gồm: làm sạch cao răng, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và hướng dẫn thay đổi lại thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân.
Đối với những trường hợp viêm lợi nguyên nhân xuất phát từ răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện thay lại răng sứ mới (ưu tiên lựa chọn các dòng sứ không kim loại để tránh dị ứng và đảm bảo ăn nhai cũng như độ bền chắc tốt nhất).
Ngoài ra, có trường hợp bác sĩ sẽ cần tháo răng sứ ra để điều chỉnh lại cho sát khít với vùng răng đã mài, sau đó lắp lại và cố định bằng keo nha khoa chuyên dụng.
Bọc răng sứ bị viêm lợi sẽ không bao giờ xảy ra nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín ngay từ đầu. Chính vì thế, đừng chạy theo những quảng cáo răng sứ giá rẻ, không cần mài răng hay quy trình chớp nhoáng trên mạng, hãy bỏ ra nhiều thời gian hơn để tìm cho mình một địa chỉ thực sự uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.