Áp xe răng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như áp xe quanh chóp răng, áp xe quanh cuống răng, áp xe răng ở hàm dưới, hàm trên, áp xe răng khôn…Dù áp xe xuất hiện ở vị trí nào cũng sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Áp xe răng cần được phát hiện và điều trị sớm. Vậy nguyên nhân và cách điều trị áp xe răng hàm dưới như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho câu hỏi Áp Xe Răng Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không?:
1.Nguyên nhân gây áp xe răng hàm dưới
2.Biến chứng nguy hiểm của áp xe răng hàm dưới
3.Triệu chứng áp xe răng hàm dưới
4.Phương pháp điều trị khi bị áp xe răng hàm dưới
1.NGUYÊN NHÂN GÂY ÁP XE RĂNG HÀM DƯỚI
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào phần mô mềm, tủy răng, nơi có chứa mạch máu và dây thần kinh. Nhiễm trùng khiến khu vực tổn thương bị sưng tấy, viêm và tạo mủ.
Chăm sóc răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến răng có nguy cơ lớn bị sâu, khi tình trạng sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe răng.
Nguyên nhân gây áp xe răng
Chế độ ăn quá nhiều đường: việc tiêu thụ quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ sâu răng và áp xe răng.
Răng bị chấn thương dẫn đến bị sứt, mẻ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào tủy răng.
Vấn đề khác về sức khỏe: Những người bị bệnh suy yếu hệ miễn dịch có thể khiến nguy cơ nhiễm trùng răng và áp xe răng tăng lên.
2.BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA ÁP XE RĂNG HÀM DƯỚI
Bệnh áp xe không thể tự khỏi nếu không điều trị, nếu chân răng bị chết thì người bệnh có thể sẽ hết đau. Tuy nhiên, các vi khuẩn vẫn tiếp tục lan rộng phá hủy các mô xung quanh.
Trường hợp áp xe tự vỡ nhưng vỡ không hết có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xương hàm và các khu vực khác. Một số trường hợp còn bị nhiễm trùng huyết đe dọa đến tính mạng người bệnh.
3.TRIỆU CHỨNG ÁP XE RĂNG HÀM DƯỚI
Các triệu chứng của áp xe răng
- Đau răng, đau khi nhai, cắn thậm chí là khi ngậm miệng cũng đau.
- Nhạy cảm hơn với các thức ăn nóng, lạnh, chua hay cay.
- Có thể có vị đắng trong miệng.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Người bệnh có thể bị nóng sốt.
- Hàm dưới bị sưng hoặc nổi hạch.
4.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI BỊ ÁP XE RĂNG HÀM DƯỚI
Mục tiêu của các phương pháp điều trị là để thông áp xe và loại bỏ các nhiễm trùng. Một số phương pháp các nha sĩ có thể thực hiện:
4.1 Điều trị răng
Phương pháp này có thể loại bỏ sự lây nhiễm giữa các răng. Nha sĩ sẽ khoan và loại bỏ mô bệnh, cổng áp xe khỏi buồng tủy răng. Sau đó sẽ tiến hành bọc mũ răng bằng sứ hoặc vàng lên chiếc răng đã được điều trị. Nếu chăm sóc đúng cách, chiếc răng này có thể kéo dài suốt đời.
Phương pháp điều trị áp xe răng
4.2 Nhổ răng
Trường hợp răng bị ảnh hưởng lung lay quá nhiều không thể bám chắc được trên cung hàm, bác sĩ tại nha khoa sẽ tiến hành nhổ răng và lẩy ổ áp xe.
4.3 Dùng kháng sinh
Nếu nhiễm trùng chỉ tập trung ở khu vực áp xe thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng đã lan sang các răng bên cạnh thì việc dùng kháng sinh lại cần thiết để tránh việc lây lan của nhiễm trùng.
Như vậy, áp xe răng hàm dưới tuy không quá nguy hiểm nhưng một số trường hợp biến chứng lại có thể gây nguy hại đến tính mạng. Áp xe răng, do đó cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu bạn đang có dấu hiệu bị áp xe răng hay đã bị lâu ngày nhưng chưa khỏi, hãy liên hệ ngay với nha khoa uy tín tại Hà Nội để được khám và điều trị sớm nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, chúng tôi đã chữa trị cho hàng nghìn khách hàng bị áp xe răng ở các mức độ khác nhau. Qúy khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ của nha khoa Navii chúng tôi.
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc đến trực tiếp các cơ sở của Navii Dental Care.
Website: http://navii.vn/
Hotline: 0912 604 242
Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN.
Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, HN.