Niềng răng mắc cài là dịch vụ đứng đầu trong nha khoa về việc kết hợp các khí cụ trong cùng một quy trình. Không phải trường hợp nào cũng cần sử dụng đủ các khí cụ niềng răng này, tuy nhiên bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu chi tiết về từng loại để có một cái nhìn trọn vẹn hơn về niềng răng mắc cài.

1/ Niềng răng mắc cài là gì?

Hiện nay, mặc dù xuất hiện rất nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại, có tính thẩm mỹ cao (như niềng răng khay trong) nhưng niềng răng mắc cài – phương pháp chỉnh nha truyền thống cũng vẫn không hề bị lu mờ, thậm chí còn khẳng định được tính ưu việt của mình.

Đặc điểm chung của phương pháp này là sử dụng rất nhiều khí cụ niềng răng kết hợp. Những khí cụ này đều gắn trực tiếp lên thân răng hoặc nướu đóng những vai trò nhất định trên khuôn hàm với mục đích cuối cùng là đưa răng về đúng vị trí.

khi-cu-nieng-rang-1
Niềng răng mắc cài đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng cao  (Hình ảnh khách hàng thực hiện điều trị niềng răng mắc cài tại Nha khoa Navii)

Tuy không đảm bảo được tính thẩm mỹ trong lúc đeo nhưng niềng răng mắc cài vẫn là lựa chọn của đa số khách hàng vì mức giá phù hợp và hiệu quả nắn chỉnh răng cao, phù hợp cả trong những trường hợp răng lệch lạc nặng.

Ngoài niềng răng mắc cài kim loại thông thường, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại khác như mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi… để đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với điều kiện công việc của bản thân.

2/ Tìm hiểu về những khí cụ niềng răng mắc cài

Khí cụ chủ chốt và không thể thiếu, đi cùng bạn trong toàn bộ quá trình niềng răng là dây cung và mắc cài. Ngoài ra, có rất nhiều khí cụ hỗ trợ đi cùng để tạo ra một ca niềng răng hoàn chỉnh, bác sĩ sẽ chỉ định khí cụ phù hợp với trường hợp của bạn sau khi thăm khám cụ thể.

10 khí cụ niềng răng phổ biến nhất bao gồm:

► Mắc cài: Đây là khí cụ chính trong niềng răng, được thiết kế với hình dạng cục vuông nhỏ bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sứ, pha lê… Bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài lên mặt trước (hoặc mặt sau) của răng và cố định bằng keo nha khoa.

► Dây cung: Đây là vật liên hết các mắc cài lại với nhau, tạo lực để di chuyển răng theo định hướng của mắc cài. Dây cung thường được làm từ chất liệu sắt không gỉ, an toàn với khoang miệng và được đặt vào các khe của mắc cài, cố định bằng dây thun, dây thép hoặc chốt tự động.

khi-cu-nieng-rang-2
Dây cung và mắc cài – 2 khí cụ niềng răng chính được gắn trên thân răng

► Hook: Là một thành phần nhỏ ở trên đầu của mắc cài, có dạng móc và dùng để bấm vào dây cung. Vị trí gắn của Hook thường ở răng nanh, răng cối nhỏ hoặc trên Khâu của răng cối lớn. Hook cũng thường được dùng để gắn thun liên hàm – liên hết 2 hàm vào nhau trong những trường hợp cần thiết.

► Thun tách kẽ: Được cấu tạo từ cao su an toàn, có hình tròn với đường kính khoảng 1mm. Thun thường được đặt vào hai kẽ răng số 6 trong khoảng 1 tuần để tạo khoảng trống cho răng di chuyển.

► Khâu: Các bác sĩ nha khoa thường gọi là Band – một khí cụ niềng răng có cấu tạo như chiếc nhẫn, có móc để gắn dây cung và dây thun và được đặt vào răng sau khi tháo thun tách kẽ. Khâu được đặt ở các răng hàm để giữ chắc các khí cụ chỉnh nha để tạo ra lực tốt nhất cho răng di chuyển về đúng vị trí.

► Thun liên hàm: Thun liên hàm có chức năng căn chỉnh lại khớp cắn 2 hàm, được gắn nối từ hàm trên xuống hàm dưới. Vị trí gắn sẽ có sự khác nhau, có thể gắn vào móc trên mắc cài có sẵn ở hai hàm hoặc cũng có thể gắn vào vị trí minivis.

► Minivis: Khí cụ này có tác dụng giống với thun liên hàm, có thiết kế giống dạng ốc vít nhỏ. Minivis được gắn vào xương hàm trên và tạo thành điểm neo vững chắc để kết hợp với những khí cụ khác kéo răng về đúng vị trí mong muốn.

khi-cu-nieng-rang-3
Minivis được gắn vào xương hàm trên

► Lò xo: Khí cụ này được gắn vào răng hàm để kết nối với phần dây cung phía sau răng nanh. Lò xo được thiết kế với 3 dạng bao gồm: lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo giữ khoảng, việc sử dụng loại nào sẽ được bác sĩ linh động theo từng trường hợp cụ thể.

► Nong hàm: Thiết bị nong hàm giúp tăng diện tích cung hàm, tạo ra khoảng trống cần thiết cho răng di chuyển và sẽ hạn chế được tối đa việc nhổ răng. Cũng có nhiều loại nong hàm khác nhau, phù hợp với từng trường hợp cụ thể như hàm nhựa tháo lắp với ốc nong chậm, hàm cố định với ốc nong nhanh (RPE), quad helix, transforce.

► Hàm duy trì: Đây là khí cụ không thể thiếu sau khi hoàn tất niềng răng, giúp răng ổn định tại vị trí trên xương hàm sau khi tháo bỏ hệ thống dây cung và mắc cài. Thời gian đeo hàm duy trì khoảng từ 3 – 6 tháng (có trường hợp thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn).

>> Tham khảo thêm: Hàm duy trì sau niềng răng và những câu hỏi thường gặp

LƯU Ý: Không phải trường hợp nào cũng phải sử dụng hết những khí cụ này khi niềng răng, việc kết hợp ra sao sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của bạn và bác sĩ sẽ là người tư vấn cũng như chỉ định.

Trong trường hợp các khí cụ niềng răng có thể bị bong tuột trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ lắp lại, không nên tự ý lắp hoặc thay thế tại nhà. Tất cả những việc này đều có thể làm ảnh hưởng đến kết quả niềng cuối cùng.

khi-cu-nieng-rang-4
Đến bác sĩ nha khoa khi các khí cụ niềng răng bị bung tuột

Nếu còn những thắc mắc liên quan đến dịch vụ cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để nhận hỗ trợ trực tiếp từ bác sĩ nha khoa!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo