Một trong những bước đầu tiên khi thực hiện niềng răng là nong hàm, đây được coi là phương pháp thay thế việc nhổ răng trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phải thực hiện bước này. Vậy nong hàm khi niềng răng là gì và cơ chế tác động của nó ra sao – hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1/ Nong hàm khi niềng răng là gì?

Nong hàm khi niềng răng là việc sử dụng khí cụ chỉnh nha đặc biệt lắp vào bên dưới vòm hàm và tác động làm nới rộng vòm hàm của bạn, giúp các răng có khoảng trống di chuyển sau khi lắp niềng răng.

nong-ham-khi-nieng-rang-1
Khí cụ nong hàm khi niềng răng

Về cơ bản, nong hàm và nhổ răng khi niềng đều có mục đích giống nhau, tuy nhiên nong hàm sẽ yêu cầu cao hơn về kỹ thuật nhưng lại được bác sĩ “chuộng” hơn vì nó sẽ giúp cho khuôn mặt của bệnh nhân được hài hòa hơn do điều chỉnh được vòm hàm cân đối.

Hiện nay có 2 loại nong hàm phổ biến là nong hàm tháo lắp và nong hàm cố định. Mỗi loại đều có ưu – nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng trường hợp và nhu cầu khác nhau của khách hàng. Bác sĩ sẽ tư vấn loại nong hàm phù hợp cho bạn sau khi thăm khám cụ thể.

2/ Những trường hợp nào cần nong hàm?

Niềng răng là phương pháp khắc phục nhiều khuyết điểm khác nhau trong khoang miệng và không phải trường hợp nào cũng cần phải thực hiện nong hàm. Ngoài ra, ngay cả những trường hợp cần phải tạo khoảng trống cho các răng trước khi niềng cũng không thể áp dụng nong hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thay thế.

nong-ham-khi-nieng-rang-2
Hình ảnh so sánh trước – sau khi nong hàm

Kỹ thuật nong hàm khi niềng răng thường được áp dụng trong những trường hợp sau:

♦ Cung hàm quá hẹp (việc xác định khuôn hàm rộng hay hẹp sẽ dựa vào tương quan với kích thước khuôn mặt chứ không dựa trên bất cứ số liệu nào)

♦ Cung hàm bị lệch hoặc méo

♦ Cung hàm không đủ chỗ cho các răng sắp xếp

Nong hàm chỉ giới hạn ở mức độ nhất định để đảm bảo sự hòa hợp với khuôn mặt (thường ở răng cối nhỏ là dưới 9mm và răng cối là dưới 6mm theo chiều ngang). Chính vì thế trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần kết hợp cả nong hàm và nhổ răng để đảm bảo sự cân đối và khoảng trống cần thiết cho răng di chuyển.

3/ Quy trình thực hiện nong hàm như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh khác nhau, tuy nhiên quy trình nong hàm khi niềng răng chuẩn xác sẽ gồm 4 bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Thăm khám, chụp X quang và tư vấn pháp đồ điều trị

Nguyên tắc cơ bản trước khi thực hiện các dịch vụ nha khoa là thăm khám tổng quát khoang miệng để xác định không có bất cứ bệnh lý nào phát sinh. Đối với nong hàm, bác sĩ cần thăm khám và chụp phim X quang cụ thể để xác định trường hợp của bạn có cần nong hàm hay không.

nong-ham-khi-nieng-rang-3
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể 

Sau khi xác định, nếu phải nong hàm thì bác sĩ sẽ thực hiện lên phác đồ điều trị cụ thể trong từng trường hợp.

Bước 2: Lấy dấu hàm

Dụng cụ nong hàm không bán sẵn hay được làm sẵn mà phải thiết kế dựa trên dấu hàm của từng người. Sau khi lấy dấu hàm của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có được thông số chính xác và gửi cho đội ngũ kỹ thuật viên. Lúc này dựa trên thông số có sẵn, dụng cụ nong hàm sẽ được thiết kế chuẩn xác đến từng chi tiết, đảm bảo sát khít và đem lại hiệu quả cao nhất.

Bước 3: Đeo khí cụ nong hàm

Bác sĩ thực hiện đưa dụng cụ nong hàm vào khoang miệng và căn chỉnh sao cho vừa vặn với phần khung hàm. Đối với thiết bị nong hàm tháo lắp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về cách sử dụng và vệ sinh tại nhà để không gây ra bất cứ sai lệch nào.

nong-ham-khi-nieng-rang-4
Thực hiện đeo khí cụ nong hàm 

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ lên lịch thăm khám cụ thể trong suốt quá trình đeo nong hàm và bạn cần tuân thủ đúng lịch khám này.

Bước 4: Tháo khí cụ nong hàm

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian tháo khí cụ sẽ khác nhau. Thời gian đeo nong hàm có thể dao động từ 1 – 3 tháng, cũng có những trường hợp trên 6 tháng. Sau khi tháo khí cụ nong hàm, bác sĩ sẽ chuẩn bị những bước tiếp theo để thực hiện niềng răng cho bệnh nhân.

4/ Làm sao để “sống chung” với khí cụ nong hàm khi niềng răng?

Không thể phủ nhận một điều rằng, khí cụ nong hàm sẽ kéo theo cảm giác đau nhức và khó chịu khi đeo và bạn cần những bí quyết để có thể vượt qua giai đoạn này:

+ Có thể thực hiện chườm lạnh bên ngoài má để giảm bớt đau nhức, một số trường hợp có thể dùng thêm thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

+ Đảm bảo tốt việc vệ sinh răng miệng khi đeo nong hàm vì vụn thức ăn có thể dắt lại các cạnh của khí cụ và gây bệnh răng miệng nguy hiểm

+ Sử dụng máy tăm nước sẽ rất hữu ích trong các trường hợp đeo khí cụ nong hàm

+ Đối với những trường hợp dùng nong hàm tháo lắp thì cần chú ý đến thời gian đeo theo đúng chỉ định của bác sĩ

+ Việc ăn nhai của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong khi đeo khí cụ, bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, hạn chế đồ ăn cứng, dẻo và nên cắt nhỏ đồ trước khi ăn.

Để biết trường hợp của bạn có cần nong hàm khi niềng răng hay không, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ nha khoa.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo