Răng khểnh thường được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, giúp nụ cười duyên dáng và cuốn hút hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bác sĩ lại khuyên bạn nên thực hiện niềng răng khểnh – nguyên nhân tại sao và niềng chiếc răng này thực hiện như thế nào?

1/ Tại sao phải niềng răng khểnh?

Theo quan điểm thẩm mỹ của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, răng khểnh được coi là nét duyên ngầm không phải ai cũng có thể có được. Thậm chí nhiều người không có răng khểnh tự nhiên còn bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trồng răng khểnh nhân tạo.

nieng-rang-khenh-1
Niềng răng khểnh trong những trường hợp nào? 

Vậy lý do nào khiến cho nhiều người có răng khểnh tự nhiên lại nghĩ đến việc niềng răng khểnh cho thẳng hàng? Thông thường, niềng răng khểnh được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

+ Răng khểnh theo kiểu lệch lạc, không thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

+ Răng khểnh vào phía bên trong khuôn hàm, tạo khe hở cho mảng bám thức ăn dắt vào và gây bệnh răng miệng

+ Răng khểnh 2 bên, tạo cảm giác thiếu duyên khi cười nói

+ Răng khểnh ảnh hưởng đến tướng số (theo quan niệm của số ít người)

nieng-rang-khenh-2
Răng khểnh lệch lạc, thẩm mỹ kém cần niềng

Việc niềng răng có thể theo chỉ định của bác sĩ, cũng có thể do chủ đích của khách hàng, dù là lý do gì thì bạn cũng cần có sự thăm khám kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.

2/ Quy trình niềng đối với răng khểnh

Niềng răng khểnh cũng giống như niềng răng thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ gồm mắc cài và dây cung gắn lên các răng và lợi dụng lực kéo tạo ra để đưa răng khểnh và các răng khác về vị trí mong muốn trên khuôn hàm.

Quy trình niềng răng sẽ được điều chỉnh tùy vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên về cơ bản nó vẫn sẽ tuân thủ theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim để xác định đặc điểm khoang miệng và lên phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, bác sĩ cũng sẽ kết hợp điều trị các bệnh lý răng miệng cho khách hàng (nếu có) để chúng không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Bước 2: Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng hoặc nong hàm để tạo khoảng trống giúp răng di chuyển thuận lợi.

Bước 3: Bác sĩ thực hiện đánh bóng nhẹ các bề mặt răng của bạn, sau đó gắn mắc cài và hệ thống dây cung lên khuôn hàm. Mắc cài được cố đinh vào răng bằng keo chuyên dụng, còn dây cung được cố định bằng thun chuyên dụng.

nieng-rang-khenh-3
Lắp hệ thống mắc cài và dây cung lên các răng

Bước 4: Tư vấn và trao đổi với khách hàng về lịch tái khám và siết niềng răng định kỳ. Đối với niềng răng mắc cài, thông thường tái khám sau khoảng 3-6 tuần/ 1 lần.

Bước 5: Sau khi niềng răng và đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ tháo niềng răng cho bạn và hướng dẫn bạn đeo niềng duy trì, việc này nhằm đảm bảo kết quả điều trị và giữ răng ổn định ở vị trí mới.

Thời gian niềng răng khểnh sẽ kéo dài khoảng 12 – 24 tháng, bạn sẽ biết được thời gian tương đối chính xác về trường hợp của mình sau khi thăm khám cụ thể. Các yếu tố như loại niềng răng, độ tuổi bắt đầu niềng, mức độ lệch lạc hay tay nghề của bác sĩ đều ảnh hưởng đến thời gian này.

3/ Chi phí niềng răng tại Navii Dental Care

Hiện nay có nhiều loại niềng răng khác nhau và chi phí niềng sẽ phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn loại niềng răng nào. Bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng tại Nha khoa Navii dưới đây:

[table id=8 /]

Để được tư vấn cụ thể về thời gian niềng răng khểnh và chi phí trong trường hợp của mình, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để kết nối trực tiếp với bác sĩ nha khoa!

5/5 - (1 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Zalo