Tủy răng là bộ phận chứa nhiều mô thần kinh và các mạch máu nhất trong thân răng, thậm chí chúng còn được ví như “trái tim” của răng. Đây chính là lý do khi tủy răng có dấu hiệu viêm nhiễm, cần được loại bỏ thì nhiều người tỏ ra lo sợ với với việc lấy tủy răng có nguy hiểm không. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết về vấn đề này! 

I. Tại sao cần lấy tủy răng?

Trước khi tìm hiểu về việc lấy tủy răng có nguy hiểm không, bạn cần phải hiểu về tủy răng và sự cần thiết phải lấy tủy răng ra ngoài khi tủy đã bị viêm hoặc chết.

lay-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-1
Tủy răng bị viêm gây ra những cơn đau nhức dữ dội

Tủy răng là bộ phận nằm trong cùng của thân răng, được bảo vệ bởi 2 lớp: ngà răng và men răng cứng chắc bên ngoài. Tưởng như ở vị trí an toàn nhất, tủy răng sẽ không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ vấn đề gì, thế nhưng trên thực tế thì bộ phận này đôi khi cũng sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tủy răng bị viêm sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, cách duy nhất là bạn cần đến nha khoa, gặp bác sĩ để được thăm khám và lên kế hoạch điều trị sớm nhất, trước khi viêm tủy răng gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là mất răng vĩnh viễn.

Bạn sẽ cần lấy tủy răng trong những trường hợp sau:

+ Răng sâu đến tủy

+ Răng gãy vỡ đến tủy

+ Tủy răng đã hư hại nặng, xuất hiện tình trạng áp xe chân răng

lay-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-2
Tủy răng đã hư hại nặng và cần được loại bỏ

Biểu hiện của viêm tủy đều là tình trạng đau nhức, có người còn mô tả bằng cụm từ “buốt đến tận óc”. Những cảm giác này ập đến khi bạn ăn nhai, uống nước, chải răng hay bất cứ hành động nào có tác động đến phần tủy răng bị viêm.

Một thời gian sau, những cơn đau này sẽ chấm dứt, thậm chí khi sờ trực tiếp vào chiếc răng bạn cũng không còn bất cứ cảm giác gì – đây không phải là dấu hiệu khỏi bệnh mà chính là dấu hiệu chiếc răng đó chuyển từ “viêm” sang “chết hoàn toàn” và đối mặt với nguy cơ gãy rụng bất cứ lúc nào.

II. Lấy tủy răng có nguy hiểm không?

Lấy tủy răng là biện pháp loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng bị viêm hoặc chết ra bên ngoài, làm sạch và tạo hình lại khoảng trống tủy răng sau đó “niêm phong” chúng lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng (thường là gutta – percha). Đây được đánh giá là một dịch vụ khá đơn giản trong nha khoa.

lay-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-3
Lấy tủy răng có nguy hiểm không?

Tuy không quá phức tạp nhưng lấy tủy răng có nguy hiểm không cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là tay nghề của bác sĩ nha khoa và vấn đề vô trùng khi thực hiện dịch vụ.

+ Về tay nghề bác sĩ

Trên thực tế đã có những trường hợp bác sĩ lấy không hết tủy viêm khiến tình trạng viêm nhiễm vẫn tiếp tục phát triển hay quá trình lấy tủy không đảm bảo gây ra tình trạng thủng sàn tủy hoặc chóp tủy. Nguyên nhân của những rắc rối này có thể xuất phát từ việc thăm khám ban đầu không cẩn thận hoặc bác sĩ thiếu kinh nghiệm trong quá trình xử lý.

+ Về vấn đề vô trùng

Tất cả những dịch vụ liên quan đến nha khoa đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao, đặc biệt là những dịch vụ cần tác động sâu như lấy tủy răng. Lây nhiễm chéo có thể bắt nguồn trực tiếp từ dụng cụ nha khoa hoặc cũng có thể từ ghế nằm hay thậm chí là khăn lau nếu không được vệ sinh theo quy trình chuẩn.

lay-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-4
Yếu tố vô trùng đặc biệt quan trọng trong nha khoa

Để việc lấy tủy răng diễn ra một cách an toàn nhất, ngay từ đầu bạn nên nghiên cứu và lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về vô trùng trong nha khoa cũng như sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

>> Xem thêm: Tại sao vấn đề vô trùng nha khoa lại đặc biệt quan trọng?

III. Nên làm gì sau khi lấy tủy răng?

Lấy tủy răng cũng đồng thời với việc lấy đi “trái tim” của răng và lúc này, răng của bạn dĩ nhiên sẽ trở thành răng chết. Ngoài mất đi cảm giác, chiếc “răng chết” này còn đổi màu, rất giòn, yếu và dễ gãy rụng nếu không được bảo vệ.

Chính vì thế, ngoài việc lấy tủy răng có nguy hiểm không, bạn cũng đừng nên bỏ qua thông tin về phương hướng xử lý sau khi đã lấy sạch tủy. Hiện nay, sau khi lấy tủy và bít kín chúng bằng gutta – percha bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên trám răng hoặc bọc răng sứ cho chiếc răng này.

Trám răng sẽ tốn ít chi phí hơn, thời gian thực hiện cũng nhanh hơn nhưng nếu xét về tính thẩm mỹ, khả năng bảo vệ răng, khả năng ăn nhai và độ bền chắc thì bọc răng sứ lại vượt trội hơn cả. Bọc răng sứ sẽ bao trùm toàn bộ thân răng, che phủ được cả tình trạng đổi màu sau lấy tủy và ngăn những tác động xấu đến thân răng.

lay-tuy-rang-co-nguy-hiem-khong-5
Bọc răng sứ sau khi lấy tủy răng

Chỉ cần chọn đúng nha khoa uy tín, bạn sẽ không cần quá lo lắng với việc lấy tủy răng có nguy hiểm không! Để được tư vấn cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến nha khoa, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 024.3747.8292 – các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo