Lấy cao răng có bị chảy máu không là một trong những lo lắng thường gặp nhất của khách hàng trước khi thực hiện dịch vụ. Hãy cùng tìm hiểu về câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây.

1/ Lấy cao răng có bị chảy máu không?

lay-cao-rang-co-bi-chay-mau-khong-1
Lấy cao răng có bị chảy máu không?

Cao răng là những mảng bám cứng chắc bám chặt vào thân răng và nướu răng, chính vì thế việc lấy nó ra không hề đơn giản như việc bạn loại bỏ mảng bám mềm hàng ngày bằng bàn chải đánh răng. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người lại lo lắng đến vấn đề lấy cao răng có bị chảy máu không.

Lấy cao răng được hiểu là thao tác làm sạch những mảng bám ở răng và nướu một cách an toàn nhất. Đa số lấy cao răng sẽ không gây ra đau nhức hay chảy máu tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy.

Nếu bạn chưa từng lấy cao răng từ trước đến giờ hoặc lượng cao răng quá nhiều, lan sâu xuống dưới nướu thì lấy cao răng không thể tránh được chảy máu hay cảm giác khó chịu trong quá trình thực hiện.

lay-cao-rang-co-bi-chay-mau-khong-2
Cao răng lan quá sâu xuống nướu khiến việc lấy chúng ra gây chảy máu

Tuy nhiên, việc này sẽ sớm kết thúc vì bác sĩ sẽ thực hiện cầm máu ngay sau khi cao răng đã được làm sạch. Chảy máu do lấy cao răng bám dưới nướu là điều hiển nhiên và việc này sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn có cách chăm sóc răng đúng sau khi thực hiện dịch vụ.

Vậy làm thế nào để chăm sóc tốt nhất sau khi lấy cao răng bị chảy máu, ngăn chặn được hoàn toàn vi khuẩn tấn công vào vết thương? Phần dưới đây sẽ giúp bạn trả lời!

2/ Lưu ý về cách chăm sóc sau khi lấy cao răng

Đừng quá lo lắng đến việc lấy cao răng có bị chảy máu không, bác sĩ sẽ thông báo trước cho bạn về việc chảy máu (nếu có) sau khi thăm khám trực tiếp. Sau khi hoàn thành ca lấy cao răng, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

+ Việc vệ sinh răng miệng vẫn duy trì như bình thường, chú ý đến thao tác chải răng theo chiều dọc thân răng với lực vừa phải để không làm ảnh hưởng đến men răng.

+ Kết hợp việc chải răng với những biện pháp vệ sinh răng miệng khác như chỉ nha khoa hay nước súc miệng chuyên dụng.

+ Bạn không cần kiêng khem quá nhiều trong chế độ ăn uống của mình, tuy nhiên hãy hạn chế một cách tối đa nhất những thực phẩm xấu gây ra nhiều mảng bám hơn bình thường như đồ ăn quá ngọt, nhiều mảnh vụn hay đồ uống nhiều axit.

+ Những thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, uống nhiều rượu bia… là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng cao răng trong khoang miệng cùng với nguy cơ nhiều bệnh lý nguy hiểm.

+ Duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để làm sạch răng, tránh không để thời gian dài khiến cho cao răng lan xuống nướu – nguyên nhân chính gây chảy máu và đau nhức khi lấy cao răng.

lay-cao-rang-co-bi-chay-mau-khong-3
Duy trì lịch lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần

Riêng đối với những trường hợp lấy cao răng bị chảy máu, bạn cần chú ý quan sát vết thương trong khoang miệng, không dùng lưỡi hay tay tác động khiến vết thương khó lành hơn. Máu sẽ được cầm trong thời gian sớm nhất sau khi lấy cao răng, nhưng nếu có bất thường khiến máu chảy không ngừng với số lượng nhiều thì bạn cần báo lại ngay với bác sĩ nha khoa để có hướng xử lý kịp thời.

Trong những trường hợp cao răng đã dẫn đến viêm nhiễm, bạn cần tuân thủ đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ đã kê. Nếu tình trạng viêm nhiễm không giảm sút sau khi sử dụng đủ liều thuốc thì cũng cần thông báo lại bác sĩ, không tự ý mua thêm thuốc bên ngoài để sử dụng.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lấy cao răng có bị chảy máu không. Mọi thắc mắc liên quan đến nha khoa, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 024.3747.8292 của Nha khoa Navii để được tư vấn cụ thể!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo