Không phải ngẫu nhiên dân gian lại có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng” – sự khó chịu mà những cơn đau nhức răng gây ra dù ít hay nhiều đều gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống của người bệnh. Nhiều người luôn nghĩ rằng thuốc là “vị cứu tinh” trong mọi trường hợp, bao gồm cả đau răng. Vậy đau răng uống thuốc gì và liệu đây có phải là phương án tốt nhất để chấm dứt hoàn toàn những cơn đau răng của bạn?

1/ Đau răng uống thuốc gì tốt?

dau-rang-uong-thuoc-gi-1
Đau răng uống thuốc gì?

Uống thuốc không thể bừa bãi và đây chính là lý do bạn cần phải tham khảo thật kỹ về thông tin thuốc trước khi sử dụng. Việc đau răng uống thuốc gì sẽ cần có sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ hoặc dược sĩ, để có thêm thông tin cơ bản thì bạn có thể tham khảo theo nội dung bên dưới đây:

+ Nhóm thuốc uống

  • Nhóm thuốc giảm đau không chống viêm

Đại diện của nhóm thuốc này có thể kể đến Paracetamol – loại thuốc giảm đau hạ sốt có tính phổ biến cao, được dùng cho cả người lớn và trẻ em. Do hoạt chất nhẹ nên tác dụng giảm đau răng khá chậm, thường sau khoảng 15 – 30 phút uống thuốc bạn mới thấy cơn đau thuyên giảm phần nào. Tác dụng này thường kéo dài từ khoảng 4 – 6 tiếng.

Lưu ý về một số tác dụng phụ bao gồm: suy gan, suy thận cấp, loãng xương, tăng huyết áp. Bạn cần uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để không gặp phải những biến chứng không mong muốn.

dau-rang-uong-thuoc-gi-2
Paracetamol thường được dùng để giảm đau răng 
  • Nhóm thuốc giảm đau chống viêm

Đại diện của nhóm thuốc này bao gồm Ibuprofen, Dilcofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib. Khác với nhóm thuốc trên, nhóm thuốc này đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, đồng thời chống viêm nhiễm hiệu quả.

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong những trường hợp như phụ nữ có thai, cho con bú, có bệnh lý dị ứng, máu khó đông, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thuốc có thể ảnh hưởng đến tiim mạch hoặc dạ dày nếu dùng sai liều.

dau-rang-uong-thuoc-gi-3
Hãy dùng đúng liều lượng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Nhóm thuốc bôi hoặc xịt tại chỗ

Đại diện của nhóm thuốc này bao gồm lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine. Khi bạn dùng tăm bông chấm thuốc này vào vùng răng bị đau, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ trong khoảng 30 giây. Tác dụng này kéo dài không lâu nên bạn phải thường xuyên sử dụng trong ngày.

Thuốc này không được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc có bệnh lý methemoglobin máu (chứng rối loạn máu trong đó lượng oxy được chuyển đến các tế bào rất ít).

2/ Chuyên gia nói gì về việc uống thuốc chữa đau răng

Nội dung bài viết phía trên chỉ là gợi ý về một vài loại thuốc cơ bản, thường được sử dụng khi chữa đau răng. Việc đau răng uống thuốc gì cụ thể ra sao thì bạn cần đến trực tiếp hiệu thuốc, nghe tư vấn của dược sĩ để mua được loại thuốc phù hợp.

dau-rang-uong-thuoc-gi-4
Bạn cần nghe sự tư vấn của dược sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào

Việc sử dụng thuốc sai cách đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng đau răng mà còn làm tăng nguy cơ bệnh lý cơ thể nguy hiểm về sau này.

Về hiệu quả khi sử dụng thuốc chữa đau răng tại nhà, Bác sĩ Nguyễn Lương Hà – Cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Navii cho biết: “Đau răng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng răng miệng của bạn đang gặp vấn đề, chính vì thế việc đầu tiên bạn cần làm không phải là quan tâm nên dùng thuốc gì mà là nhanh chóng đến nha khoa kiểm tra tổng quát và tìm ra nguyên nhân gây tình trạng đau nhức.

Uống thuốc chắc chắn sẽ giúp giảm đau nhanh, tuy nhiên lại không dứt điểm và bệnh càng ngày sẽ càng nặng hơn, việc điều trị khó khăn hơn và phát sinh chi phí cũng nhiều hơn. Việc uống thuốc muốn phát huy tác dụng tốt nhất cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, kết hợp với những bước xử lý sơ bộ tại nha khoa và quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà”.

dau-rang-uong-thuoc-gi-5
Bác sĩ nha khoa sẽ là người giúp bạn tìm ra “ngọn nguồn” của cơn đau răng

3/ Đau răng phải làm sao?

Bạn không thể biết đau răng khởi nguồn từ vấn đề gì? Hầu hết mọi người đều giống nhau là luôn đi tìm mọi cách để làm giảm cơn đau ấy xuống mà không mấy ai quan tâm đến việc tìm ra nguyên nhân.

Có vô vàn lý do khiến những cơn đau răng hành hạ bạn: răng khôn, sâu răng, viêm nướu, chấn thương răng, viêm nha chu, viêm tủy… Nếu chưa thể đến nha khoa trong thời gian gần nhất, bạn có thể quan sát những dấu hiệu đi kèm tại chiếc răng đau đó để xác định nguyên nhân cụ thể. Sau đó, bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý để có 1 cuộc hẹn với bác sĩ nha khoa.

>> Xem thêm: Đau răng là dấu hiệu của bệnh gì? 

dau-rang-uong-thuoc-gi-6
Hãy đến nha khoa trong thời sớm nhất để tiết kiệm cả thời gian và chi phí điều trị

Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, có thể kết hợp thêm việc dùng thuốc để thúc đẩy bệnh nhanh khỏi. Việc điều trị bệnh khi mới chớm hình thành sẽ rất đơn giản, thậm chí có thể hoàn thành chỉ sau một vài giờ tại nha khoa.

Tuy nhiên nếu bạn cố kéo dài, chịu đựng cơn đau và dùng thuốc giảm đau tạm thời ở nhà thì chính bản thân bạn đang đẩy bệnh phát triển nặng hơn, thậm chí có trường hợp còn mất răng hoàn toàn.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề đau răng uống thuốc gì và đưa ra những lời khuyên bổ ích trong trường hợp bạn bị đau răng. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 – các chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo