Đau răng khi mang thai tháng đầu là tình trạng mà hầu như bà bầu nào cũng từng phải đối mặt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai hàng ngày mà còn gián tiếp gây ra những nguy hiểm cho thai nhi trong bụng nếu không có hướng xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

1/ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng khi mang thai tháng đầu

Có thể bạn chưa biết, khoảng 60% phụ nữ rơi vào tình trạng đau răng khi mang thai tháng đầu, nó là biểu hiện của các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Con số gây giật mình kéo theo hàng loạt biến chứng như sinh non, em bé sinh ra không có sức khỏe tốt và nguy hiểm hơn cả là sẩy thai. Đây chính là lý do vì sao bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng xử lý nhanh chóng và phù hợp nhất.

dau-rang-khi-mang-thai-thang-dau-1
Đau răng khi mang thai tháng đầu do đâu?

Đau răng trong giai đoạn mang bầu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh răng miệng khác nhau nhưng chúng lại chung nguồn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

+ Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Ở tuần thứ 3 trong tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể thai phụ sản sinh ra một lượng lớn hormone estrogen và progesterone – sự thay đổi này làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu răng, khiến chúng trở nên đặc biệt nhạy cảm và thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng. Kéo theo đó, khi nướu yếu đi thì khả năng neo giữ thân răng cũng không được đảm bảo, thân răng có thể bị lung lay nhẹ và bạn cảm thấy đau nhức khi tác động vào.

+ Ốm nghén

Ốm nghén được ví như “cơn ác mộng” của mọi bà bầu, nó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh răng miệng và những cơn đau răng đáng ghét. Ốm nghén được biểu hiện ra là cảm giác buồn nôn, ợ chua – có trường hợp nôn 5 – 6 lần trong ngày, thậm chí nôn sau mỗi khi ăn. Nôn và ợ chua khiến axit từ dạ dày trào lên khoang miệng, làm men răng yếu đi và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng.

+ Thiếu hụt lượng canxi cần thiết

Thai nhi cần canxi để phục vụ cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ và lượng canxi này được lấy trực tiếp từ cơ thể người mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu bạn không bổ sung canxi cho cơ thể thì chắc chắn bạn sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi, cơ thể luôn mệt mỏi, nhức xương khớp, chuột rút, mất ngủ và đặc biệt là hàm răng cũng trở nên yếu đi, dễ dàng đau buốt khi chỉ có những tác động nhỏ nhất.

+ Nhu cầu ăn uống tăng cao 

dau-rang-khi-mang-thai-thang-dau-2
Đồ ăn chính là một nguyên nhân khiến bà bầu đối mặt với nguy cơ bệnh lý răng miệng

Cũng giống như canxi, thai nhi cũng cần chất dinh dưỡng để phát triển và chất dinh dưỡng này cũng lấy trực tiếp từ người mẹ. Đây là lý do vì sao bà bầu thường xuyên đói bụng và cần lượng thức ăn lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Đáng nói hơn là có những trường hợp bà bầu bị nghén thèm đồ ngọt, ăn đồ ngọt nhiều quá mức cho phép, thậm chí ăn cả vào ban đêm – cách “hành hạ” răng miệng này sẽ khiến chúng sớm rơi vào tình trạng báo động!

+ Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Với lượng thức ăn nạp vào lớn hơn bình thường kết hợp với tình trạng nôn và ợ chua khiến bà bầu cần nâng tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Thế nhưng một điều đáng buồn là có khoảng 40% bà bầu tâm sự rằng họ lười đánh răng hơn so với thời điểm chưa mang thai. Chính sự mệt mỏi trong cơ thể khiến họ không muốn làm bất cứ điều gì, kể cả những việc cơ bản như chăm sóc răng. Bạn chỉ cần lơ là việc đánh răng khoảng 1 tuần, răng miệng của bạn đã bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh lý, mở đầu là những cơn đau răng hoặc mùi hôi miệng khó chịu.

2/ Phải làm sao khắc phục tình trạng đau răng khi mang thai

Như đã nói, đau răng khi mang thai tháng đầu nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Việc khắc phục đau răng do bệnh lý răng miệng có thể là đơn giản so với người bình thường nhưng lại khá phức tạp với bà bầu vì đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, mọi tác động liên quan đến điều trị đều có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cho thai nhi (đặc biệt là 3 tháng đầu). Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

Nếu đau răng không quá dữ dội, chưa có những biểu hiện khác thường trong khoang miệng thì bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Bạn có thể thử một số biện pháp sau: súc miệng nước muối, chấm nước tỏi (hoặc nhai trực tiếp tỏi sống), chấm tinh dầu đinh hương, nhai lá trà xanh. Đây đều là những nguyên liệu làm giảm cơn đau răng mà rất lành tính, phù hợp với bà bầu.

dau-rang-khi-mang-thai-thang-dau-3
Một số nguyên liệu giảm đau răng và lành tính với bà bầu

Nếu cơn đau răng dữ dội gây ra cảm giác khó chịu, khi soi gương bạn nhìn thấy phần nướu sưng đỏ hoặc có những vết đen trên thân răng thì đây chính xác là báo hiệu của bệnh lý răng miệng đã tìm đến bạn, có thể là sâu răng hoặc viêm nướu. Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và nghe các bác sĩ nha khoa tư vấn về cách điều trị phù hợp.

Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án khác nhau: có thể điều trị dứt điểm ngay tại thời điểm đó nếu bệnh chưa quá nặng hoặc cũng có thể trì hoãn sự phát triển của bệnh bằng các biện pháp tạm thời (như phun rửa vết sâu hoặc dùng thuốc giảm đau) chờ đến thời điểm thích hợp mới điều trị chính (thường là vào khoảng 3 tháng giữa thai kì khi thai nhi đang trong giai đoạn ổn định).

3/ Những lưu ý khi chọn nha khoa khám răng trong khi mang thai

Không chỉ đau răng khi mang thai tháng đầu, ngay cả khi răng miệng bạn hoàn toàn bình thường thì việc lựa chọn một nha khoa uy tín để thăm khám trong suốt thai kỳ là điều đặc biệt cần lưu ý.

Hiện nay, yếu tố lựa chọn nha khoa được khách hàng quan tâm nhiều nhất chính là vô khuẩn, yếu tố này còn quan trọng hơn nữa đối với bà bầu vì giai đoạn nhạy cảm này không cho phép bất cứ sự lây nhiễm chéo nào xảy ra đối với cơ thể. Một nha khoa có hệ thống vô trùng đảm bảo cũng chính là biểu hiện của dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng và sự tôn trọng đối với khách hàng.

Nha khoa Navii tự hào khi là một trong số ít những phòng khám tại Hà Nội hiện nay được xếp vào TOP đầu các nha khoa đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ và hệ thống vô khuẩn. Phòng vô khuẩn riêng biệt với đầy đủ các máy móc hiện đại nhất, được nhập khẩu trực tiếp từ những thương hiệu lớn trên thế giới – đặc biệt là Sirona – đây là sự hiện diện đảm bảo cho sự an toàn và hướng tới những giá trị cao nhất mà Navii luôn mong muốn mang đến cho khách hàng.

dau-rang-khi-mang-thai-thang-dau-4
Quy trình vô khuẩn theo chuẩn Quốc tế tại Nha khoa Navii

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cũng là một điểm mạnh của Nha khoa Navii. Các trường hợp điều trị nha khoa cho bà bầu tại Nha khoa Navii đều có sự tham gia của các cố vấn chuyên môn và bác sĩ kinh nghiệm, sự cẩn trọng kết hợp với các kỹ năng thuần thục giúp cho bà bầu vượt qua những cơn đau răng đáng sợ một cách nhẹ nhàng, an toàn và không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi. Điều này được chứng minh qua hàng trăm ca điều trị thành công cho bà bầu mỗi năm.

Bác sĩ tại Nha khoa Navii khuyên bạn nên thực hiện thăm khám nha khoa 1 tháng/lần trong suốt thời gian mang thai, điều này quan trọng ngang với việc siêu âm thai định kỳ. Việc khám răng thường xuyên giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý và có biện pháp xử lý sớm nhất trước khi chúng phát triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, việc chăm sóc răng tại nhà cũng không được lơ là, cân bằng lại thực đơn ăn uống khoa học và bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi, kết hợp uống thêm thuốc canxi cho bà bầu để giúp cơ thể và hàm răng luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Đau răng khi mang thai tháng đầu cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ Nha khoa Navii để nhận tư vấn qua số hotline 024.3747.8292 hoặc đến trực tiếp một trong hai cơ sở của Navii tại:

+ 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo