Sâu răng đến tủy được xếp vào nhóm bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây ám ảnh cho bệnh nhân bởi những cơn đau nhức dữ dội cũng như một loạt biến chứng mà nó mang lại. Vậy biến chứng sâu răng đến tủy là gì, mức độ nguy hiểm ra sao và phải làm thế nào để điều trị triệt để tình trạng này? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp một cách chi tiết nhất trong bài viết dưới đây. 

1/ Sâu răng đến tủy và những dấu hiệu nhận biết bệnh

Trước khi tìm hiểu về những biến chứng sâu răng đến tủy, bạn cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này và những biểu hiện cụ thể của nó trong khoang miệng. Việc này giúp bạn có thể “tự chẩn đoán” được bệnh cho mình và có kế hoạch đến nha khoa sớm nhất để điều trị kịp thời.

bien-chung-sau-rang-den-tuy-1
Sâu răng đến tủy là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Cấu tạo chung của một chiếc răng bao gồm 3 phần chính: men răng ngoài cùng, ngà răng ở giữa và buồng tủy trong cùng. Về lý thuyết, tủy răng là phần an toàn nhất trong chiếc răng vì chúng được bảo vệ bởi 2 lớp men răng và ngà răng rất cứng chắc bên ngoài. Nhưng trên thực tế, tủy răng vẫn có thể bị vi khuẩn tấn công và rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Một khi sâu răng không được điều trị sớm, chúng sẽ ăn mòn lớp men răng, tiếp tục tấn công vào ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Có thể nói, sự thờ ơ và chủ quan của bệnh nhân đối với những vết sâu nhỏ trên thân răng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sâu răng đến tủy.

Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông quá những dấu hiệu như:

+ Thân răng bị hoại tử nặng, lỗ sâu răng rộng và có thể xuất hiện phần thịt lồi ra (khi viêm tủy nặng)

+ Đau nhức do viêm tủy răng có cường độ mạnh hơn rất nhiều so với đau răng thông thường, nó thậm chí vượt ngưỡng chịu đựng của nhiều người.

+ Cơn đau thường xuất hiện khi bạn ăn nhai và nhiều nhất là vào ban đêm

+ Mùi hôi miệng khó chịu xuất hiện mọi lúc mọi nơi.

+ Khi sâu răng đến tủy làm chết tủy răng, bạn sẽ thấy thân răng bị xạm đen và mất cảm giác hoàn toàn ở chiếc răng đó.

bien-chung-sau-rang-den-tuy-2
Những cơn đau do viêm tủy răng thường rất dữ dội

Tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi và gây ra những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy những biến chứng đó là gì và nó nguy hiểm ra sao, phần bên dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ.

2/ Những biến chứng sâu răng đến tủy thường gặp nhất

Bất cứ bệnh lý nào không được điều trị sớm đều dẫn đến những biến chứng khó lường và sâu răng đến tủy cũng không nằm ngoài quy luật này. Tùy vào tuổi tác, mức độ tổn thương, hệ thống miễn dịch của từng người mà những biến chứng sâu răng đến tủy có thể khác nhau. Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất của tình trạng này:

+ Mất răng hoàn toàn

Khi vi khuẩn sâu răng đã tấn công vào đến tủy răng thì khả răng chúng đã phá nát hoàn toàn thân răng là rất cao, bạn buộc lòng sẽ phải nhổ bỏ phần chân răng bên dưới và “nói lời tạm biệt vĩnh viễn” với chiếc răng này khi bạn đã qua độ tuổi thay răng sữa.

Trong trường hợp sâu răng đến tủy vẫn có thể bảo tồn thân răng thì chiếc răng này cũng thuộc nhóm “răng chết” vì mất tủy và trở nên giòn, dễ gãy vỡ chỉ khi chỉ có những tác động nhỏ nhất.

bien-chung-sau-rang-den-tuy-3
Mất răng là một trong những biến chứng sâu răng đến tủy thường gặp nhất

+ Viêm chóp răng hoặc áp xe chóp răng 

Nếu phần tủy viêm không được xử lý kịp thời hoặc xử lý không triệt để thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công xuống bên dưới chóp răng và gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Ở vùng chóp răng xuất hiện ổ mủ (áp xe răng) và tình trạng sưng nhức lan rộng ra những vùng răng lân cận và cả vùng mặt.

Áp xe răng có thể kéo tụt nướu răng xuống và khiến những chiếc răng bên cạnh thiếu đi điểm bám và lung lay, lúc này bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nhiều răng hơn bình thường.

+ Viêm xương chân răng và xương ổ răng

Giống như một “dây chuyền”, vi khuẩn sâu răng từ chóp răng tiếp tục di chuyển sâu xuống dưới và tấn công đến hệ thống xương hàm (bao gồm cả xương chân răng và xương ổ răng). Bạn đừng nghĩ rằng xương răng cứng chắc thì vi khuẩn không thể tấn công được, sự thực thì những thứ siêu nhỏ bé đó có sức mạnh lớn hơn mức bạn tưởng tượng rất nhiều.

bien-chung-sau-rang-den-tuy-5
Xương hàm cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu viêm nhiễm nặng

+ Trầm trọng thêm một số bệnh lý trong cơ thể

Viêm tủy do sâu răng khi tạo thành những ổ vi khuẩn sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn khi xảy ra ở những người có bệnh lý liên quan đến tim mạch hay tiểu đường. Những vi khuẩn có hại này làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn và khó kiểm soát hơn bình thường.

Ngoài ra, việc ăn nhai không được đảm bảo trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bệnh nhân, gây chứng rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày nghiêm trọng.

+ Gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong

Điều này hoàn toàn là sự thật khi nghiên cứu mới đây cho thấy, những ca tử vong do nhiễm trùng qua đường răng miệng không còn hiếm gặp.

Năm 2007, Deamonte Driver – 12 tuổi ở Mỹ đã chết do biến chứng áp xe răng lây lan sang não. Tiếp đó, một người đàn ông ở Vũ Hán (Trung Quốc) chết do sâu răng đến tủy gây nhiễm trùng máu nặng. Mới đây nhất là trường hợp một người đàn ông 26 tuổi chết vì một chiếc răng sâu. Tất cả những việc này dấy lên hồi chuông cảnh báo về tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng và việc cấp thiết phải điều trị các bệnh lý nha khoa càng sớm càng tốt.

bien-chung-sau-rang-den-tuy-6
Những chuyện đáng buồn liên quan đến chiếc răng sâu

3/ Điều trị sâu răng đến tủy như thế nào?

Biết được những biến chứng sâu răng đến tủy và hiểu được mức độ nguy hiểm của nó, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.

Việc điều trị sớm không chỉ giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho bệnh nhân. Tùy vào mức độ bệnh khác nhau mà phác đồ điều trị cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Sâu răng đến tủy có phục hồi

Đây là giai đoạn tủy mới chớm viêm và vùng thân răng bên trên chưa bị hoại tử nặng. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy sạch tủy viêm, bơm rửa, tạo hình lại ống tủy và trám bít lại ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng. Phần thân răng bị vỡ mẻ ở trên sẽ được tạo hình lại bằng cách hàn trám.

Sau khi răng đã lấy tủy sẽ trở thành “răng chết” – chiếc răng này tuy đã không tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhưng lại biến đổi màu sắc, rất yếu, giòn và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Chính vì thế, sau khi điều trị tủy bác sĩ nha khoa vẫn luôn khuyên bạn bọc răng sứ cho chiếc răng này.

Nên thực hiện bọc lại răng sứ cho răng đã điều trị tủy

Bọc răng sứ cho răng đã chết tủy sẽ giúp bảo vệ răng khỏi những tác động xấu, đảm bảo ăn nhai và phục hình thẩm mỹ cho răng.

+ Sâu răng đến tủy không phục hồi

Đây là tình trạng vi khuẩn sâu răng đã làm hoại tử hoàn toàn hoặc hầu hết thân răng của bạn, đồng thời lan xuống và gây viêm tủy răng. Việc bảo tồn răng là không thể thực hiện được trong trường hợp này và buộc bác sĩ phải nhổ bỏ răng, làm sạch lại các vùng viêm nhiễm và trồng lại răng mới sau khi vết thương đã ổn định.

Nếu sâu răng đến tủy lúc này đã lan xuống chóp răng và gây viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ cần kết hợp với việc cắt chóp răng và điều trị chuyên sâu hơn. Và dĩ nhiên khi phải thực hiện những bước điều trị này, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn, tốn thêm nhiều chi phí hơn và chắc chắn sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhổ bỏ răng nếu thân răng đã hoại tử nặng

Tốt hơn hết, ngay từ khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mình bị sâu răng, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Sâu răng không thể tự khỏi nếu không được điều trị, chúng phát triển rất nhanh và dẫn đến những hậu quả khó lường chỉ sau một thời gian ngắn.

Để được tư vấn thêm về biến chứng sâu răng đến tủy cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân, bạn có thể gọi điện đến hotline 024.3747.8292 để được hỗ trợ bởi các chuyên gia nha khoa!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo