Trồng răng Implant là một trong những dịch vụ khó trong nha khoa và không phải ai cũng có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện, đặc biệt là những người có bệnh lý nền như tiểu đường. Đây là lý do tại sao vấn đề người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không là một trong những câu hỏi thường gặp nhất tại Nha khoa Navii. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất.

1/ Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và phương pháp trồng răng implant

Lo lắng bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không xuất phát từ chính đặc điểm của bệnh và bản chất của phương pháp trồng răng Implant.

Tiểu đường là hiện tượng dư đường trong cơ thể và lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu nuôi dưỡng tế bào và ức chế hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể. Đồng thời, đây cũng là tác nhân khiến vết thương lâu lành và dễ nhiễm khuẩn hơn bình thường – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cấy ghép implant.

benh-tieu-duong-co-trong-rang-duoc-khong-1
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến quá trình đông máu

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình toàn bộ răng mất, bao gồm cả chân răng và thân răng. Để cấy ghép chân răng, bác sĩ phải thực hiện thủ thuật can thiệp vào nướu, xương và hiện tượng chảy máu hay tạo vết thương là không tránh khỏi.

Đối với người bình thường, chỉ mất khoảng vài giờ là có thể cầm máu và vài ngày là vết thương sẽ ổn định. Tuy nhiên đối với những người bị tiểu đường thì việc cầm máu khá khó do hiện tượng máu khó đông, ngoài ra vết thương cũng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn người bình thường.

2/ Người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không?

Với những nguy cơ như vậy thì liệu người bị bệnh tiểu đường có trồng răng được không? Theo các chuyên gia nha khoa, bệnh tiểu đường chỉ nằm trong nhóm chống chỉ định tương đối (không phải tuyệt đối) trong trồng răng Implant. Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể trồng răng khi bị tiểu đường.

Trồng răng cấy ghép implant giá rẻ

Tuy nhiên, tại Nha khoa Navii luôn có những quy định khắt khe đối với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường khi thực hiện trồng răng, tất cả nhằm mục đích đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh và kết quả cao nhất cho ca trồng răng.

Điều kiện cho người bị bệnh tiểu đường có thể trồng răng sẽ dựa vào mức đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), cụ thể như sau:

  • Đường huyết lúc đói từ 5.0mmol/l – 7.2mmol/l
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ nhỏ hơn 10mmol/l
  • Đường huyết trước khi ngủ từ 6.0mmol/l – 8.3mmol/l

Với những trường hợp chỉ số đường huyết quá cao, bạn cần thực hiện điều trị giảm xuống mức an toàn dưới 10mmol/lít thì mới có thể thực hiện trồng răng Implant. Hoặc bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phục hình phù hợp hơn như cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp.

benh-tieu-duong-co-trong-rang-duoc-khong-3
Bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm sinh hóa với chụp X quang 3 chiều để đánh giá tổng quát

Ngoài việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa để đánh giá tình trạng tiểu đường của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cần kết hợp với việc thăm khám tổng quát răng miệng và thực hiện chụp X quang 3 chiều để đánh giá mật độ xương, sau đó mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng cũng như phác đồ điều trị chi tiết nhất.

3/ Trồng răng implant tại nha khoa Navii giá bao nhiêu tiền?

Nha khoa Navii là địa chỉ trồng răng implant lâu đời tại Hà Nội được nhiều người lựa chọn bởi chuyên môn của bác sĩ và chất lượng dịch vụ tại đây. Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào tình trạng răng, số lượng răng cần trồng, phương pháp trồng răng.

Để được tư vấn chính xác về mức chi phí trồng lại răng bạn có thể liên hệ nha khoa Navii tại 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm và 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc tham khảo bảng giá trồng răng implant dưới đây

[table id=13 /]

4/ Chăm sóc đúng cách sau khi thực hiện trồng răng

Mặc dù đủ điều kiện trồng răng và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào nếu đường huyết trong mức an toàn, nhưng như đã nói thì quá trình lành thương của người bị bệnh tiểu đường phức tạp hơn và ẩn chứa nhiều nguy cơ biến chứng nhiều hơn so với người bình thường nếu chăm sóc hậu phẫu sai cách.

truoc-va-sau-khi-trong-rang
HÌnh ảnh khách hàng trước và sau khi trồng răng tại nha khoa Navii

Những lưu ý sau khi trồng răng đối với bệnh nhân tiểu đường:

+ Áp dụng các biện pháp để duy trì lượng đường huyết ổn định trong suốt quá trình lành thương như chia nhỏ bữa ăn, tăng cường tập luyện, ngủ đủ giấc, thực đơn ăn uống khoa học… Trường hợp đường huyết tăng cao đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình lành thương và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Không sử dụng các chất kích thích hay thuốc lá, rượu, bia, cà phê – những thứ có thể gây kích ứng lên vùng vết thương chưa lành và tăng nguy cơ đào thải trụ răng implant.

+ Tuân thủ các yêu cầu về chăm sóc răng cơ bản, đảm bảo vệ sinh để ngăn sự tấn công của vi khuẩn vào vùng vết thương trồng răng.

+ Đảm bảo lịch thăm khám nha khoa theo đúng lịch của bác sĩ tư vấn để đảm bảo xử lý kịp thời những vấn đề bất thường có thể xảy ra trong khoang miệng, ảnh hưởng đến răng mới cấy ghép.

+ Thông báo với bác sĩ khi thấy những khác thường trong khoang miệng, đặc biệt là ở vùng mới trồng răng, không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định.

benh-tieu-duong-co-trong-rang-duoc-khong-4
Đảm bảo lịch thăm khám nha khoa theo đúng lịch của bác sĩ tư vấn

Để được tư vấn bệnh tiểu đường có trồng răng được không trong trường hợp cụ thể của mình, bạn cần đến trực tiếp nha khoa thăm khám và chụp X quang cụ thể. Bạn có thể liên hệ đặt lịch khám sớm tại Nha khoa Navii theo hotline 024.3747.8292 để được phục vụ tốt nhất.

2/5 - (1 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Zalo