Sâu răng nên nhổ hay trám là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, bởi sâu răng gây ra tình trạng đau nhức, thậm chí đau buốt tận óc khiến người bệnh vô cùng khó chịu và muốn chấm dứt tình trạng này ngay. Vậy thì sâu răng nên nhổ bỏ luôn hay trám lại thì hơn? Đâu là biện pháp tốt nhất? Cùng lắng nghe giải đáp của các Bác sĩ chuyên khoa tại Navi bạn nhé.
1. Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Sâu Răng Nặng
“Hung thủ” gây sâu răng có tên là Streptococcus Mutans. Loại vi khuẩn này được xem là tác nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng của bạn khi các mảng bám trên răng không được làm sạch. Thêm vào đó, nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý như ăn quá nhiều đồ ngọt, hay quá nhiều tinh bột sẽ tạo ra axit. Hai yếu tố này tác động lẫn nhau làm cho cấu trúc răng bị mài mòn và vỡ mẻ.
Sâu răng xuất hiện ban đầu chỉ là những vết trắng và chưa có cảm giác đau nhức. Theo thời gian những vết trắng này sẽ biến đổi thành màu nâu hoặc đen. Tùy vào từng trường hợp, lỗ sâu của răng có thể có kích thước nhỏ như đầu tăm, hoặc có thể to toàn bộ mặt nhai.
Khi cơn sâu răng nặng dần, bạn sẽ cảm thấy bị đau nhức tăng dần theo cấp độ thời gian. Cùng với đó, hơi thở sẽ có mùi hôi. Nếu lúc này bạn còn chần chừ hoặc cố tình lờ việc điều trị sâu răng, tình trạng sẽ diễn biến theo chiều hướng nghiêm trọng hơn – tác động vào tủy răng, khiến bạn có cảm giác đau nhức dữ dội, buốt lên tận óc gây cảm giác rất khó chịu.
2. Sâu Răng Nên Nhổ Hay Trám?
Tại Navii, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức có thể để bảo tồn răng gốc cho bệnh nhân. Vì khi một răng bị nhổ, chúng ta buộc phải trồng lại răng giả để đảm bảo ăn nhai, ngoại hình và không ảnh hưởng đến các răng còn lại trên hàm. Và việc trồng răng giả sẽ kéo theo những hệ lụy như sau cho bệnh nhân:
- Trồng răng giả gây tốn kém.
- Mất nhiều thời gian.
Do vậy, căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có phương án tối ưu cho từng trường hợp.
2.1. Răng Sâu Nhẹ
- Khả năng vỡ mẻ ít, chưa gây viêm tủy thì bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng cách trám răng. Đây là phương án điều trị răng sâu khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trước khi trám răng các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng để đảm bảo rằng đã loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị bệnh, nhằm tránh sự phát triển trở lại của các vi khuẩn gây sâu răng.
- Thao tác hàn trám này được thực hiện một cách đơn giản. Các nha sĩ sử dụng những vật liệu lành tính đưa lên chỗ răng bị sâu, trám bít tái tạo lại hình dáng của răng và chiếu đèn laser để đông cứng vết trám.
- Nhược điểm của phương pháp này là bạn có thể sẽ phải hàn trám nhiều lần, bởi vết hàn trám có độ bền không cao.
2.2. Răng Sâu Nặng
Tức là răng bị vỡ mẻ gần như hết cấu trúc của răng, tủy răng chết gây nhiễm trùng và áp xe xương ổ răng. Nếu rơi vào trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nhổ răng để loại bỏ nguy cơ gây viêm nhiễm toàn bộ khoang hàm.
Tuy nhiên, sau khi nhổ răng bạn nên tiến hành trồng răng giả càng nhanh càng tốt với phương pháp trồng răng implant để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như việc ăn nhai. Đây được xem là biện pháp trồng răng giả tốt nhất hiện nay vừa hạn chế được tình trạng tiêu xương hàm vừa đảm bảo được độ bền cao.
Chính vì vậy, để quyết định được sâu răng nên nhổ hay trám còn tùy thuộc vào tình trạng sâu răng của bạn.
Để biết thêm về chế độ dinh dưỡng nếu đang bị sâu răng, bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
⏭️ Xem thêm: 3 Điều Cần Biết Về Sâu Răng Ở Trẻ Em
Top 5 Cách Tự Trị Sâu Răng Tạm Thời Đơn Giản Tại Nhà!