Lấy cao răng xong bị ê buốt là trường hợp mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện dịch vụ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và nó có thực sự đáng lo ngại không? Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này!
1/ Nguyên nhân lấy cao răng xong bị ê buốt
Được đánh giá là một trong những thao tác đơn giản và ít tốn kém trong nha khoa, lấy cao răng đang dần trở thành thói quen chăm sóc răng miệng cơ bản của người dân Việt Nam. Không đau nhức – ít biến chứng là những đặc trưng của dịch vụ này, tuy nhiên trong một vài trường hợp nhất định vẫn xảy ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt. Vậy nguyên nhân do đâu?
+ Cao răng quá nhiều, lan sâu xuống nướu
Cao răng hình thành mỗi ngày, mỗi giờ mà bạn không hề nhận ra và chúng tích tụ lại dần dần thành những mảng bám cứng chắc trên thân răng, không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Khi cao răng đã phát triển quá nhiều, chúng sẽ lan xuống nướu và lúc này việc lấy cao răng của bác sĩ sẽ cần phải tác động đến nướu – mô mềm khá nhạy cảm trong khoang miệng bạn.
Việc bị ê buốt sau khi lấy cao răng ở phần nướu răng là không thể tránh khỏi.
+ Đang mắc các bệnh lý răng miệng
Nếu bạn lấy cao răng trong lúc đang mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu… thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng chảy máu. Sau khi lấy cao răng, cảm giác ê buốt, đau nhức có thể sẽ “bám dính” lấy bạn trong một thời gian dài, thậm chí là đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
+ Nền răng yếu, men răng bị mòn
Ở một số người có men răng yếu sẵn (do di truyền) hoặc men răng đã bị mòn do tuổi tác hoặc thói quen ăn nhai xấu thì sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm, nhất là khi tác động lấy cao răng. nếu người bình thường chỉ có giác hơi tê một chút trong quá trình máy lấy cao răng hoạt động thì những người có men răng yếu sẽ thấy buốt hoặc đau hơn rất nhiều.
Cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng có thể kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày (tùy vào từng trường hợp cụ thể).
+ Kỹ thuật lấy cao răng không đảm bảo
Lấy cao răng là sử dụng đầu máy siêu âm, tác động một lực vừa phải lên thân răng và làm bong mảng bám cao răng một cách nhẹ nhàng nhất. Nguyên tắc là vậy nhưng không phải ai cũng có thể đảm bảo được lực tay ở mức độ phù hợp nhất khi lấy cao răng cho bệnh nhân.
Việc cạo vôi răng quá mạnh khiến men răng và mô mềm đều bị tổn thương, hệ thống dây thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng và tình trạng đau nhức, ê buốt sau khi thực hiện dịch vụ chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này dễ gặp phải ở những địa chỉ nha khoa không uy tín, máy móc không đảm bảo hoặc bác sĩ không có kinh nghiệm cũng như chuyên môn làm việc.
2/ Lấy cao răng xong bị ê buốt có nguy hiểm không?
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt và thời gian cụ thể, bạn sẽ “tự chẩn đoán” được tình trạng của mình có phải là vấn đề cần quan tâm hay không.
+ Ê buốt sau khi lấy cao răng là vấn đề không đáng lo ngại khi:
- Cao răng của bạn quá nhiều, bạn đang mắc bệnh lý răng miệng hoặc do men răng yếu bẩm sinh
- Ê buốt, đau nhức chỉ kéo dài khoảng vài tiếng với chiều hướng giảm dần và không đi kèm dấu hiệu gì bất thường
=>> Tình trạng này là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất không để lại biến chứng gì, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không cần lo lắng gì. Nếu cảm thấy khó chịu, bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài má để làm giảm cảm giác này.
+ Hãy đề phòng nếu bạn ở trong trường hợp sau:
- Bác sĩ lấy cao răng quá mạnh khiến răng bạn bị đau nhức nghiêm trọng
- Mặc dù không có cao răng dưới nướu nhưng sau khi lấy cao răng xong vẫn bị chảy máu rất nhiều
- Ê buốt kéo dài nhiều ngày không dứt, thậm chí còn có chiều hướng tăng lên
- Ê buốt, đau nhức kèm những biểu hiện bất thường như hôi miệng, sưng nướu có mủ, chảy máu kéo dài…
=>> Việc này có thể là dấu hiệu của rất nhiều các biến chứng nguy hiểm. Ban đầu có thể là nhiễm trùng nướu răng thông thường nhưng sau đó sẽ lan dần xuống bên dưới và tấn công toàn bộ hệ thống nha chu bao gồm xương chân răng, xương ổ răng, dây chằng và cuối cùng mất răng là việc không thể tránh khỏi.
3/ Một số nguyên tắc cơ bản trong việc lấy cao răng
Những tác nhân gây ra tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn tuân thủ nguyên tắc cơ bản về việc lấy cao răng và chăm sóc răng miệng dưới đây:
+ Lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để tránh tình trạng cao răng lan xuống nướu
+ Không dùng tay hay vật nhọn để cố gắng cạo vôi răng ra khỏi răng, việc này cần được thực hiện tại nha khoa với bác sĩ có chuyên môn
+ Hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại men răng và màu răng như nước ngọt có gas, đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cứng…
+ Bỏ dần các thói quen xấu gây hại cho răng như nghiến răng khi ngủ, hút thuốc lá, dùng răng xé đồ thay kéo…
+ Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng và việc đánh răng 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám mềm, kéo dài thời gian tái bám của cao răng.
+ Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện lấy cao răng định kỳ cho bản thân và cả gia đình. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng để giúp bạn có hàm răng luôn chắc khỏe và bớt đi nỗi lo về những biến chứng sau khi lấy cao răng.
>> Xem thêm: Nha khoa Navii – địa chỉ lấy cao răng quận Hoàn Kiếm uy tín nhất hiện nay
Nếu tình trạng lấy cao răng xong bị ê buốt kéo dài đi kèm với những bất thường trong khoang miệng, bạn cần liên hệ đến nha khoa ngay để được thăm khám và tìm biện pháp điều trị hợp lý.