Dạo gần đây, tập Mewing đang là phương pháp khá “sốt” đối với những người đang mong muốn thay đổi khuôn hàm của mình. Vậy phương pháp này là gì và “sự thần kỳ” của nó có thực sự như mong đợi của bạn? Bài viết dưới đây sẽ là tập hợp những thông tin cơ bản nhất về bài tập Mewing.

1/ Mewing là gì và tác dụng của nó ra sao?

Tập Mewing là cách gọi khác của các bài tập lưỡi, nó được lấy tên từ chính người sáng tạo ra nó – Dr. John Mew. Vào những năm 1966, phương pháp này đã được thực hành tại phòng mạch của John Mew. Tuy nhiên ông không phát triển nó ra cộng đồng mà phải đến năm 2012 thì Mewing mới được biết đến rộng rãi nhờ con trai của ông đã up video thực hành lên kênh Youtube.

tap-mewing-1
Dr. John Mew – “Cha đẻ” của phương pháp tập Mewing

Không thể phủ nhận những điểm tích cực mà phương pháp Mewing đem lại nếu tập đúng cách, tuy nhiên “cha đẻ” của phương pháp này thì dường như đang đi quá giới hạn khi chỉ trích các phương pháp nha khoa hiện đại và khuyến khích áp dụng phương pháp của mình trong khi không có cơ sở khoa học. Hậu quả là đến năm 2010, hội đồng nha khoa ở Anh đã cảnh cáo tước giấy phép hành nghề của Dr. Mew.

Vào năm 2018, khi các trào lưu thử thách phát triển trên mạng thì Mewing lại “nở rộ” trở lại. Các Youtuber làm thành seri thực hiện thử thách và sau đó đánh giá kết quả thực hiện.

Theo lời các Youtuber thực hiện, phương pháp này thần kỳ đến mức có thể điều trị được nhiều khuyết điểm khác nhau như vấn đề phát âm, loạn khớp thái dương hàm, chống ngáy, điều chỉnh thế mọc răng khôn, nong rộng khung hàm, làm cho khuôn mặt cân đối…

tap-mewing-2
Hình minh họa về hiệu quả của Mewing

2/ Tập Mewing như thế nào?

Đặc trưng của các bài tập Mewing là tập trung vào phần lưỡi và thay đổi thói quen hoạt động của lưỡi. Nếu thông thường khi khép miệng, bạn sẽ thả lỏng phần lưỡi ở bên dưới vòm miệng, nhưng khi Mewing bạn sẽ cần áp sát chiều dài lưỡi của mình lên vòm miệng trên, không để lưỡi chạm vào răng cửa và cứ giữ như vậy trong suốt thời gian bạn khép miệng lại trong ngày (ngay cả lúc bạn ngủ).

Bốn yêu cầu cơ bản nhất khi tập Mewing gồm:

  • Tư thế đặt lưỡi đúng
  • Đặt răng thích hợp
  • Thở bằng mũi
  • Nuốt đúng cách

Lưu ý: Bạn cần áp sát toàn bộ thân lưỡi vào vòm miệng chứ không phải chỉ đưa phần đầu lưỡi lên. Không ai có thể kiểm tra được cho bạn nên bạn phải dùng chính cảm giác của mình để căn chỉnh lưỡi cho phù hợp. Một số trường hợp có thể sử dụng dụng cụ chặn lưỡi chuyên dụng.

tap-mewing-3
Tư thế đặt lưỡi sao cho chuẩn xác từ đầu lưỡi, thân lưỡi đến cuống lưỡi

Về cơ bản thì phương pháp này không làm mất thời gian của bạn vì bạn có thể thực hiện cùng lúc các việc khác trong khi tập lưỡi, ngoài ra cũng không cần chuẩn bị bất cứ vật dụng nào. Tuy nhiên trên thực tế thì rất ít người có thể hoàn thành một cách chính xác phương pháp này, đặc biệt là trong lúc ngủ khi toàn bộ cơ thể đều rơi vào trạng thái thả lỏng.

Thời gian thực hiện đúng để đem lại kết quả như mong muốn phải cần khoảng trên 1 năm, thậm chí là vài năm. Tuy nhiên ít người đạt được điều này vì không đảm bảo đủ thời gian Mewing trong ngày.

3/ Những trường hợp nào nên tập – không nên tập Mewing

Đừng quá tin vào những video “thần thánh hóa” về tác dụng của tập Mewing vì mặc dù nó cũng đem lại những thay đổi tích cực nhưng chỉ trong những trường hợp nhất định. Bạn có thể nghiên cứu sâu hơn để tập Mewing trong những trường hợp sau:

🔹 Có tật đẩy lưỡi và thở bằng miệng

🔹 Thụt hàm dưới vào bên trong

🔹 Móm ở hàm bên trên

Nếu bạn muốn thử áp dụng phương pháp này, bạn có thể theo dõi kênh Youtube Orthotropics để xem các video về Mewing và quá trình thay đổi khuôn mặt của những người thực hiện.

tap-mewing-4
Kênh Youtube Orthotropics có chứa nhiều video về Mewing

Những trường hợp KHÔNG NÊN thực hiện Mewing bao gồm:

❌ Hẹp hàm quá mức

❌ Hô cả 2 hàm

❌ Đang trong giai đoạn niềng răng kéo lùi răng hàm trên

❌ Khớp cắn sâu do xương

Tuy nhiên, bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ nha khoa để có phương pháp tập luyện đúng đắn và an toàn nhất.

4/ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn Mewing không chuẩn?

Tập Mewing chuẩn xác sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc phát triển cấu trúc khuôn mặt, khuôn miệng và khắc phục hiệu quả tình trạng mất cân đối cơ trong miệng. Điều này cũng đã được chứng minh qua nhiều trường hợp.

tap-mewing-5
Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh được hiệu quả của Mewing

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn Mewing không chuẩn? Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh phần đầu lưỡi và thân lưỡi đúng vị trí nhưng thực sự khó để điều chỉnh phần cuống lưỡi dẫn đến tập sai động tác và việc này dẫn đến những hậu quả:

💢 Ảnh hưởng đến hình thể khuôn mặt, có thể khiến cho hàm dưới bị kéo lại phía sau hoặc tụt xuống dưới, vùng cằm cũng bị tác động tiêu cực.

💢 Vùng dưới cằm bị yếu hơn, đặc biệt là vùng cơ đầu cổ. Bạn sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng đau cơ cổ sau khi ngủ dậy nếu tập sai cách

💢 Đau hàm cũng là một trong biến chứng của thực hành Mewing sai cách

💢 Một số trường hợp còn xảy ra hiện tượng thâm đen quanh ổ mắt do sự mệt mỏi nhóm cơ đầu mặt.

💢 Trầm trọng hơn khuyết điểm của khuôn hàm và khiến việc điều trị sau đó khó khăn hơn.

KẾT LUẬN: 

Tập Mewing không tiêu cực như trào lưu mài răng bằng dũa móng tay rầm rộ trên mạng như thời gian gần đây, tuy nhiên bạn cũng không thể tùy tiện áp dụng phương pháp này mà không nghe chỉ định của bác sĩ nha khoa. Cách tốt nhất để khắc phục khuyết điểm răng miệng là kết hợp điều trị nha khoa với tập luyện đúng cách tại nhà.

tap-mewing-6
Nghe tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện bất cứ trào lưu nào trên mạng

Răng miệng luôn là yếu tố nhạy cảm nên mọi tác động đến chúng đều nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa sau khi đã thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc liên quan, bạn vui lòng liên hệ đến Nha khoa Navii theo hotline 024.3747.8292 để được tư vấn cụ thể.

5/5 - (26 bình chọn)
Chat Facebook
Chat Zalo