“Thời điểm vàng” để niềng răng là từ 6 – 17 tuổi, đây là thời điểm mà những sự thay đổi trong khoang miệng trẻ diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặc dù được các chuyên gia đánh giá là đem lại hiệu quả cao nhất nhưng nhiều phụ huynh vẫn chần chừ không thực hiện vì lo lắng niềng răng cho trẻ em có đau không và có khiến cho trẻ sợ hãi, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết những vấn đề này!
1/ Những lợi ích khi niềng răng sớm cho trẻ
Niềng răng là một quá trình dài và tác động trực tiếp lên răng thật của trẻ, đây chính là lý do mà hàng loạt thắc mắc như niềng răng cho trẻ em có đau không hay tại sao cần niềng răng sớm cho trẻ được phụ huynh gửi rất nhiều đến Nha khoa Navii.
Về việc niềng răng sớm cho trẻ, ThS. BS Lê Thị Thái Hòa – bác sĩ chuyên môn tại Nha khoa Navii cho biết: “Bạn đã có thể quan sát và đoán biết tình trạng răng của trẻ ngay từ trong quá trình mọc răng sữa. Tuy nhiên, những sai lệch trên khuôn hàm sẽ thể hiện rõ nhất vào giai đoạn thay răng sữa, khoảng từ 6 tuổi. Lúc này, bạn cần theo dõi và sớm đưa ra quyết định nắn chỉnh răng cho trẻ”.
Cũng theo bác sĩ Hòa, việc thực hiện niềng răng cho trẻ trong độ tuổi từ 6 – 17 tuổi là cần thiết vì những lý do sau:
+ Xương hàm đang trong quá trình phát triển nên có thể dễ dàng đáp ứng tốt với những tác động nắn chỉnh của khí cụ niềng răng.
+ Hạn chế tối đa việc phải nhổ bỏ răng trên khuôn hàm hay các tác động khác.
+ Rút ngắn thời gian niềng răng từ 3 – 6 tháng so với niềng răng ở độ tuổi trưởng thành.
+ Do xương hàm còn mềm nên cảm giác đau nhức và khó chịu cũng giảm đi đáng kể.
+ Niềng răng cũng có thể sửa chữa được những tật xấu của bé như mút tay hay đẩy lưỡi (nếu có), đồng thời loại bỏ một số vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động nuốt và phát âm của trẻ.
2/ Niềng răng cho trẻ em có đau không?
Niềng răng luôn gắn liền với nỗi sợ hãi về sự khó chịu, thời gian dài, bất tiện trong ăn nhai và đặc biệt là đau nhức. Rất nhiều trải nghiệm thực tế của những người niềng răng đều cho thấy rằng những cơn đau do niềng răng gây ra thực sự đáng sợ. Vậy cảm giác này sẽ ra sao với trẻ em và niềng răng cho trẻ em có đau không hay có khó chịu hơn so với người lớn không?
Như đã nói bên trên, chính lý do xương hàm của trẻ còn khá mềm nên việc nắn chỉnh hay tác động sẽ diễn ra khá thuận lợi, không gây cảm giác đau nhức quá nhiều như đối với người trưởng thành (khi xương hàm đã cứng lại).
Trẻ vẫn có thể cảm nhận được những cơn đau nhẹ trong thời gian đầu khi mới đeo niềng hoặc sau mỗi lần tăng lực siết. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì cơn đau sẽ sớm kết thúc và trong thời điểm này, trẻ rất cần đến sự đồng hành của bố mẹ.
Hãy nuông chiều cảm xúc của bé một chút để làm bé quên đi những cảm giác khó chịu trong thời gian này. Một số trò chơi vận động nhẹ hoặc những bộ phim hoạt hình hấp dẫn có thể “dụ” bé hợp tác dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể biến quá trình niềng của trẻ thành một trò chơi mà trẻ là người tham gia chính, mỗi lần tăng lực siết niềng răng là một thử thách và nếu vượt qua trẻ sẽ nhận được một món quà. Đây cũng là việc khiến trẻ thấy bản thân mình đang được quan tâm đúng cách.
3/ Niềng răng cho trẻ cần lưu ý những gì?
Niềng răng cho trẻ đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng cao hơn với những lợi ích không thể phủ nhận, tuy nhiên để có kết quả tốt nhất thì bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý trong suốt quá trình trẻ đeo niềng. Nói cách khác, niềng răng trong “thời điểm vàng” không chỉ cần sự hợp tác của trẻ mà còn cần đến nhiều hơn sự hợp tác của phụ huynh.
+ Bạn cần bỏ thêm nhiều thời gian hơn trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách bằng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ nha khoa… Hãy đảm bảo không để lưu lại bất cứ mảng bám thức ăn thừa nào dù là nhỏ nhất trên thân răng và kẽ niềng trên 2 giờ.
+ Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho bé, giúp bé thuận tiện nhai nuốt dễ dàng ngay cả khi có khí cụ niềng trong khoang miệng nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé trong quá trình cơ thể đang phát triển.
+ Hạn chế tối đa những hoạt động thể thao mạnh vì có thể gây chấn thương vùng mặt và răng hoặc dẫn đến bung tuột mắc cài, ảnh hưởng đến hiệu quả niềng.
+ Trẻ có thể quấy khóc và đòi tháo niềng vì khó chịu, tuy nhiên bạn không được tự ý tháo niềng hoặc nới rộng niềng cho bé tại nhà mà chưa có chỉ định của bác sĩ nha khoa.
+ Hãy trao đổi lại với bác sĩ nếu thấy vấn đề phát âm của trẻ bị ảnh hưởng nhiều do niềng răng để có hướng giải quyết phù hợp.
+ Tuân thủ đúng lịch khám răng định kì theo chỉ định của bác sĩ, không được bỏ qua bất cứ mốc khám răng nào vì nó có thể làm lệch cả một quy trình mà bác sĩ đã đặt ra từ đầu.
Đừng quá lo lắng với việc niềng răng cho trẻ em có đau không mà trì hoãn nắn chỉnh răng đúng thời điểm cho bé. Mọi thắc mắc về dịch vụ, bạn có thể gọi đến hotline 024.3747.8292 của Nha khoa Navii để được tư vấn trong thời gian sớm nhất!