Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng gặp ở nhiều người. Nguyên nhân gây bệnh là do tủy bị tổn thương hay hoại tủy.

Vậy nguyên nhân và cách điều trị loại áp xe này như thế nào? Nha khoa Navii sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn trong bài viết này. Hy vọng bài viết sẽ có ích với các bạn.

1. Áp xe quanh chóp răng là gì?

ap-xe-rang-la-gi
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập tạo ổ mủ gây đau nhức

Áp xe răng là một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm trùng vi khuẩn. Một chiếc răng bị áp xe sẽ gây ra cơn đau từ trung bình đến rất đau, có trường hợp áp xe răng bị đau lan ra tai và cổ. Như vậy, áp xe quanh chóp răng hay cuống răng là loại áp xe khu trú ở chóp răng bị tổn thương.

Nếu không được điều trị kịp thời, một chiếc răng bị áp xe có thể biến chứng thành tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.

🔷 Xem thêm: Áp Xe Răng Ở Trẻ Em – Mỗi Nguy Hiểm Không Thể Lường Trước!

2. Nguyên nhân nào gây ra áp xe quanh chóp răng?

Nguyên nhân chính gây áp xe chóp răng là sâu răng hoặc nứt răng. Ban đầu, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng làm cho tủy răng bị viêm và gây chết tủy. Sau khi tủy răng chết, các vi khuẩn tiếp tục lan tới chóp răng hình thành áp xe chóp răng.

Ngoài nguyên nhân trên, áp xe chóp răng có thể xảy ra khi răng bị sang chấn mạnh làm cho mạch máu bị tổn thương dẫn tới viêm quanh cuống răng.

Áp xe quanh chóp răng có thể tập trung ở các vị trí khác nhau như: ở dưới hoặc trên màng xương và trong các phần mềm.

3. Điều trị áp xe quanh chóp răng

3.1. Giai đoạn mới sưng

suc-mieng-nuoc-muoi
Ở giai đoạn đầu nên súc miệng bằng nước ấm để giảm đau

Giai đoạn này tình trạng bệnh vẫn chưa nặng, chỗ áp xe vẫn chưa tụ mủ nghiêm trọng nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Người bệnh có thể súc miệng bằng nước ấm hoặc đắp gạc ấm để giảm đau. Bên cạnh đó nên kết hợp với dùng kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.

3.2. Giai đoạn hình thành áp xe

Nếu tình trạng vết thương diễn biến ngày càng nặng thì người bệnh cần chú ý theo dõi. Khu vực tổn thương bị tụ mủ thì cần phải rạch dẫn lưu áp xe ở điểm thấp nhất. Tùy vào vị trí tụ mủ và tình trạng áp xe mà bác sĩ sẽ xác định vị trí rạch hù hợp.

Nếu như áp xe hình thành dưới màng xương thì cần làm tiểu phẫu rạch qua màng xương. Trường hợp áp xe đã qua màng xương đi vào phần mềm hay mặt trong của xương hàm thì cần chọn điểm rạch ở gần chỗ chuyển sóng.

ap-xe-rang-nang-nen-nho-bo
Trường hợp nghiêm trọng rất có thể phải nhổ bỏ răng

Trong trường hợp không thể rạch qua xương hàm, có thể bác sĩ sẽ phải chỉ định nhổ răng. Trong trường hợp này, chỉ có nhổ mới dẫn lưu được hết mủ lưu trí trong ổ răng. Nếu chần chừ không nhổ răng, rất có thể vi khuẩn sẽ lan rộng vào tổ chức gây viêm xương và nhiễm độc toàn thân.

Khi có dấu hiệu áp xe răng, khách hàng nên đến kiểm tra trực tiếp tại cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý cụ thể để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Trước khi đưa ra chỉ định điều trị, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng ổ viêm cũng như vị trí áp xe hình thành là ở đâu.

Người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự điều trị áp xe tại nhà dưới bất kỳ hình thức nào. Việc uống kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định hoặc tự làm chảy mủ trong ổ viêm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Không những làm cho ổ viêm thêm nặng mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề răng miệng nào, hãy liên hệ ngay với nha khoa Navii chúng tôi.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, Navii là địa chỉ uy tín, tin cậy hàng đầu dành cho những khách hàng gặp rắc rối với hàm răng của mình.

Còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ Hotline 0912 604 242 với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài viết liên quan:

🔷 Điều Trị Áp Xe Răng Khôn Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất?

🔷 Áp Xe Răng Hàm Dưới Có Nguy Hiểm Không?

🔷 Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Áp Xe Quanh Cuống Răng!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo