Khi đã qua giai đoạn thay răng sữa (10 – 12 tuổi), bạn bắt đầu sở hữu hàm răng vĩnh viễn – những chiếc răng này sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời và không có thêm bất cứ đợt thay răng nào nữa. Điều này đồng nghĩa với việc mất răng ở người lớn sẽ không hề đơn giản như mất răng ở trẻ em, bạn sẽ mất vĩnh viễn chiếc răng đó mà không có có bất cứ thay thế nào.

1/ Nguyên nhân mất răng ở người lớn

mat-rang-o-nguoi-lon-1
Mất răng ở người lớn – đừng coi thường!

Nếu như ở trẻ nhỏ, việc mất răng sữa để thay thế bằng răng vĩnh viễn là điều xảy ra một cách tự nhiên thì ở người lớn, việc mất răng lại gây ra bởi rất nhiều lý do khác nhau. Mất răng ở người lớn thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

+ Tác động ngoại lực

Nhiều người vẫn tưởng rằng răng vĩnh viễn là bộ phận cứng chắc và bất khả xâm phạm trên cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế thì chúng vẫn dễ dàng bị gãy, vỡ khi có tác động ngoại lực như va đập hoặc té ngã.

+ Bệnh lý răng miệng

Mất răng xảy ra rất nhiều khi bạn bị bệnh lý răng miệng nhưng chủ quan không điều trị. Sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… đều là những nguyên nhân gây mất răng vĩnh viễn ở người lớn.

mat-rang-o-nguoi-lon-2
Viêm tủy răng là một trong những nguyên nhân gây mất răng thường gặp nhất

+ Thói quen xấu

Việc thường xuyên sử dụng răng sai mục đích: mở nắp chai bia, mở nắp chai nước ngọt, cắn xé vật cứng, nhai đá lạnh hay thói quen ngủ nghiến răng sẽ khiến cho phần chân răng bị lỏng lẻo và gãy rụng là điều khó tránh khỏi

+ Lão hóa

Lão hóa răng miệng là tình trạng phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải ở tuổi trung niên hoặc cao niên, tình trạng này khiến men răng bị mòn, nhạy cảm và đặc biệt dễ gãy rụng.

mat-rang-o-nguoi-lon-3
Mất răng thường gặp ở người trung tuổi hoặc cao tuổi

2/ Những hệ lụy của việc mất răng ở người lớn

Nhiều người nghĩ đơn giản, mất răng chỉ khiến ăn nhai khó khăn hơn một chút hoặc thẩm mỹ khuôn hàm bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hệ lụy mà việc mất răng ở người lớn gây ra là không thể lường trước được. Bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:

+ Tiêu xương hàm

Lực nhai của răng tác động lên xương hàm bị mất đi sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm, thông thường tình trạng này sẽ bắt đầu diễn ra khoảng 3 tháng sau khi mất răng. Mật độ xương suy giảm từ từ và không có biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu nên nhiều người thường bỏ qua, không để ý đến.

Sau khoảng 1 năm mất răng, bạn sẽ thấy xương hàm bị tiêu biến rõ rệt, biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng hóp má, chảy xệ da hay vùng lỗ hổng mất răng bị trũng xuống. Biểu hiện của tiêu xương hàm chính là tình trạng lão hóa sớm mà nhiều người lo sợ.

mat-rang-o-nguoi-lon-4
Xương hàm bị tiêu biến đi sau một thời gian mất răng

+ Xô lệch khuôn hàm

Theo quán tính, những chiếc răng còn lại trên khuôn hàm sẽ đổ dần về phía răng mất và khiến cho cả khuôn hàm bị xô lệch. Nếu bạn mất răng hàm trên, chiếc răng đối diện ở hàm dưới sẽ dần trồi lên vì mất điểm chạm. Ngược lại, nếu mất răng hàm dưới, chiếc răng đối diện ở hàm trên cũng bị trồi xuống.

Thế cân bằng của khuôn hàm không còn khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn và lâu dần thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể đến những trường hợp răng bị mất điểm đỡ có thể trồi ra khỏi chân răng một khoảng lớn và bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất tiếp chiếc răng đó.

+ Lực nhai bị suy yếu

Mỗi vị trí răng đều giữ một vai trò nhất định trong việc ăn nhai, khi mất đi bất cứ vị trí răng nào thì việc ăn nhai cũng đều bị ảnh hưởng. Bạn sẽ không thể dễ dàng cắn xé đồ ăn khi mất răng cửa hoặc răng nanh và bạn sẽ không thể nào nghiền nhỏ đồ ăn khi mất vị trí răng hàm.

Thức ăn không được xử lý đúng cách khi xuống dạ dày về lâu dài sẽ kéo theo các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, phổ biến là đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

mat-rang-o-nguoi-lon-5
Thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ dẫn đến đau dạ dày

3/ Mất răng phải làm sao?

Như đã nói, mất răng ở người lớn không thể tự mọc lại như ở trẻ em, chính vì thế bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt trước khi nó gây ra những vấn đề nghiêm trọng như nói đến bên trên.

Nhờ sự phát triển của ngành nha khoa thì hiện nay việc phục hình răng mất không quá khó. Có 2 phương pháp hiện nay được nhiều người biết đến là cấy ghép răng implant và làm cầu răng sứ. Mỗi phương pháp có đặc điểm khác nhau nhưng nếu xét theo tính hiệu quả, tính an toàn và khắc phục được hoàn toàn tình trạng tiêu xương răng thì cấy ghép implant được đánh giá vượt trội hơn cả.

mat-rang-o-nguoi-lon-6
Trồng răng implant – giải pháp tối ưu khắc phục răng mất

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một trụ chân răng implant (thường làm bằng titan) vào khoảng chân răng đã mất, chờ trụ implant tích hợp vào xương hàm rồi thực hiện chụp mão răng sứ lên phía trên.

Lúc này, trụ implant đóng vai trò là chân răng, có tác dụng nâng đỡ thân răng sứ và ngăn tình trạng tiêu xương răng diễn ra. Răng sứ đóng vai trò là thân răng, đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai thay thế cho chiếc răng đã mất.

Bạn nên thực hiện trồng răng ngay sau khi mất răng khoảng 2 – 3 tháng. Nếu chần chừ kéo dài thời gian và khi xương răng đã tiêu biến, bạn có thể sẽ cần phải ghép xương răng trước khi trồng. Việc này không chỉ phức tạp hơn mà còn khiến bạn mất thêm nhiều chi phí và thời gian điều trị hơn bình thường.

Mất răng ở người lớn không thể chủ quan! Để được tư vấn cụ thể hoặc đặt lịch khám trực tiếp với bác sĩ nha khoa, bạn có thể liên hệ theo hotline 024.3747.8292, các chuyên viên tư vấn sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo