Huyết áp cao khiến áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại. Điều này khiến nhiều người thắc mắc về vấn đề huyết áp cao có trồng răng được không và liệu có gây ra biến chứng gì nguy hiểm về sau không?
1/ Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và phương pháp trồng răng implant
Huyết áp cao có trồng răng được không?
Theo thống kê hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc bệnh cao huyết áp. Đây là một bệnh lý mãn tính và dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, rất khó khăn trong việc điều trị. Bệnh gây ra áp lực lớn cho tim và đồng thời cũng là khởi nguồn của nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, đột qụy… khi huyết áp đột ngột tăng cao.
Trên thực tế, tâm lý lo lắng trước khi thực hiện trồng răng cũng là một trong những yếu tố khiến huyết áp tăng cao đột ngột và đây chính là lý do nhiều người thắc mắc với việc huyết áp cao có trồng răng được không.
2/ Người bị huyết áp cao có trồng răng được không?
Trồng răng Implant là một trong những phương pháp nha khoa tác động khá nhiều và khá sâu đến cấu trúc khoang miệng, gây chảy máu và cần rất nhiều thời gian để lành thương.
Người có thể thực hiện dịch vụ này cần đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe và tình trạng xương hàm khá khắt khe. Những trường hợp không thể thực hiện trồng răng hoặc cần cân nhắc thật kỹ trước khi trồng răng bao gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, người có bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông và trong đó có cả huyết áp cao.
Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi người bị huyết áp cao có trồng răng được không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có những ngoại lệ cho những người cao huyết áp.
Theo các chuyên gia nha khoa, nếu các chỉ số huyết áp của người bệnh nằm trong khoảng an toàn (hoặc kiểm soát được trong ngưỡng an toàn) được cho phép của ngành y tế thì sẽ có thể thực hiện trồng răng.
Toàn bộ quá trình trồng răng này phải được kết hợp thực hiện giữa bác sĩ nha khoa với bác sĩ chuyên khoa huyết áp, đồng thời có trang bị các máy móc theo dõi huyết áp của người bệnh trong suốt quá trình thực hiện, đảm bảo yếu tố an toàn tối đa.
3/ Những lưu ý trước khi trồng răng cho người cao huyết áp
Việc chuẩn bị tốt trước khi thực hiện dịch vụ là điều cốt lõi và quyết định lớn đến kết quả. Một số lưu ý mà bạn không thể bỏ qua:
+ Lựa chọn địa chỉ uy tín
Trồng răng là một thủ thuật khó và trồng răng trong trường hợp cao huyết áp lại khó hơn gấp nhiều lần, chính vì thế mà việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín là đặc biệt quan trọng.
Hãy tìm hiểu về nha khoa đó qua các yếu tố về đội ngũ bác sĩ, hệ thống trang thiết bị, công nghệ nha khoa, phòng vô trùng và đặc biệt là thông qua những ca dịch vụ thành công trước đó. Việc nghe phản hồi của những bệnh nhân đi trước là cách tốt nhất để lựa chọn được nha khoa uy tín.
+ Trao đổi kết hợp giữa bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nha khoa
Bạn cần hỏi chi tiết bác sĩ chuyên khoa huyết áp về tình trạng của mình, sau đó thông báo với bác sĩ nha khoa tại cơ sở điều trị. Bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra quyết định về việc huyết áp cao có trồng răng được không sau khi nghe về tình trạng bệnh của bạn và những xét nghiệm cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng cần thông báo đến bác sĩ nha khoa các bệnh lý cơ thể khác (nếu có) để bác sĩ chủ động hơn trong việc xây dựng phác đồ điều trị.
+ Ổn định tâm lý
Tinh thần thoải mái có thể quyết định đến khoảng 10% thành công của ca trồng răng. Đừng quá lo lắng về việc đau nhức hay chảy máu trước khi thực hiện vì tất cả việc này đã được bác sĩ kiểm soát và đảm bảo ở ngưỡng an toàn nhất.
Ngoài ra, việc bạn quá lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp và làm gián đoạn quá trình điều trị, thậm chí gây ra những nguy hiểm không đáng có.
Trong trường hợp không thực hiện được trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phục hình răng mất phù hợp hơn như làm cầu răng hoặc đeo hàm giả tháo lắp.
Để được tư vấn cụ thể về việc huyết áp cao có trồng răng được không trong trường hợp của bản thân, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 của Nha khoa Navii để được hỗ trợ trực tiếp!