Ghép xương hàm có đau không? là mối lo ngại của bất cứ ai khi được Bác sĩ chỉ định phải ghép xương hàm. Đây là thao tác cần thiết để phục vụ cho trồng răng Implant khi xương hàm bị tiêu và không đủ để nâng đỡ trụ Implant. 

Chuyên gia Cấy Ghép Implant tại Navii Dental Care – Bác sĩ Lê Thị Thái Hòa sẽ có câu trả lời cho bạn thông qua bài viết này.

1. Ghép xương hàm là gì?

Ghép xương hàm là việc sử dụng xương tự thân, xương nhân tạo,… để bù bắp phần xương bị thiếu hụt do mất răng lâu ngày gây ra. Khi mất răng, vùng xương hàm tại chân răng bị mất không còn chịu tác động của lực nhai nên sẽ bị tiêu đi theo thời gian.

Việc thay thế răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ cũng không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm.

ghep-xuong-ham-co-dau-khong
Bột xương được sử dụng để ghép xương hàm.

2. Vì sao phải ghép xương hàm?

Khoảng 4 – 5 tháng sau khi mất răng, mật độ xương trong ổ răng bắt đầu bị tiêu đi. Biểu hiện dễ thấy nhất là xương hàm bị hõm, má hóp, gương mặt già nua, chảy xê, tụt nướu chân răng, ăn nhai kém.

Ghép xương hàm giúp:

  • Gương mặt cân đối, ngăn tình trạng lão hóa, hóp do mất răng gây nên.
  • Tăng thể tích xương hàm nâng đỡ trụ Implant khi tiến hành trồng răng Implant. Để có đủ “lớp nền” vững chắc cho trụ Implant bám vào, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương vào vùng xương đã bị tiêu.

trong-rang-implant
 Răng Implant cần có “lớp móng” vững chắc để bám vào.

3. Ghép xương hàm có đau không?

Đây là băn khoăn của hầu hết mọi bệnh nhân khi được chỉ định trồng răng Implant. Khi thực hiện phẫu thuật ghép xương hàm, Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước nên các cơn đau sẽ được kiểm soát hoàn toàn.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê nhức âm ỉ một chút. Tuy nhiên cảm giác này sẽ thuyên giảm và hết hẳn sau vài ngày. Bệnh nhân nên sử dụng toa thuốc theo chỉ định của Bác sĩ, đồng thời áp dụng một số biện pháp giảm sưng bên ngoài như chườm đá, khăn lạnh,… để đẩy lùi cảm giác khó chịu nhanh hơn.

Ghép xương hàm có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề Bác sĩ và trang bị thiết bị được sử dụng để phẫu thuật.

ghep-xuong-ham-co-dau-khong
Ghép xương hàm đau hay không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề Bác sĩ.

Vì vậy, để hạn chế tối đa cơn đau cũng như có quy trình ghép xương an toàn, bạn cần cân nhắc thật kỹ và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, Bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống vô trùng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.

🔹 Xem thêm: Vô Trùng Nha Khoa Ảnh Hưởng Rất Lớn Đến Kết Quả Điều Trị, Vì Sao?

4. Các hình thức ghép xương trong cấy ghép Implant

Vật liệu được sử dụng để ghép xương khá đa dạng, mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình hình thức phù hợp trong số các loại sau đây:

4.1. Ghép xương tự thân

Phần xương thiếu hụt sẽ được bù đắp từ xương tự thân của bệnh nhân (xương hàm dưới, xương mào chậu…). Đây là vật liệu có độ an toàn cao, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh và bị đào thải.

Tuy nhiên, ghép xương tự thân lại hạn chế về khối lượng, số lượng mô ghép và phải phẫu thuật ở 2 vùng khác nhau, 1 vùng để lấy xương và 1 vùng khép xương.

4.2. Ghép xương đồng chủng

Xương đồng chủng là xương của các cá thể cùng loài ở ngân hàng mô như mô xương, mô sụn, nội tạng.

Ưu điểm là hình thức này có thể đáp ứng được số lượng mô ghép lớn, nhược điểm là không đảm bảo về nguy cơ lây bệnh và bị đảo thải.

ghep-xuong-ham
Vùng xương hàm bị thiếu được lấp đầy nhờ các vật liệu ghép xương.

4.3. Ghép xương dị chủng

Ghép xương dị chủng là sử dụng xương của loài khác đã được xử lý để bổ sung vào vùng xương hàm bị mất. Tuy nhiên, khả năng tương hợp của hình thức này kém, nguy cơ bị đào thải cao.

4.4. Ghép xương nhân tạo

Là dạng xương sinh học có cấu tạo từ Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có khả năng tự tiêu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Cứ mỗi tháng xương tự thân phát triển lên 1mm.

Ưu điểm của vật liệu này là an toàn, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật 2 vùng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thời gian phục hồi lâu – thường từ 6 tháng để xương đạt được tiêu chuẩn cần thiết, và 3 – 6 tháng nữa mới có thể phục hình trên Implant.

5. Cấy ghép xương hàm ở đâu uy tín?

Navii Dental Care là một trong số ít đơn vị trên địa bàn Hà Nội có thể thực hiện ghép xương và trồng răng Implant cho Bệnh nhân.

Nếu bạn thiếu xương ít hoặc chỉ cần ghép xương nhân tạo, Bác sĩ Lê Thị Thái Hòa sẽ thực hiện ghép xương trực tiếp tại phòng phẫu thuật của nha khoa Navii.

Đối với các trường hợp cần ghép xương tự thân thì sẽ được thực hiện Bác sĩ Thái Hòa thực hiện ở Bệnh viện.

Cấy ghép xương hàm và Implant là các kỹ thuật nha khoa khó, đòi hòi tay nghề Bác sĩ cao cùng trang thiết bị hỗ trợ hiện đại và được vô trùng kỹ lưỡng. Bệnh nhân sẽ cần thời gian khá dài, thông thường ghép xương sẽ được thực hiện trước khi đặt trụ implant từ 9 – 12 tháng.

Tuy nhiên, răng Implant không chỉ phục hồi thẩm mỹ mà còn khả năng ăn nhai gần như răng thật, đặc biệt ngăn được tình trạng tiêu xương gây tiêu xương mà các phương pháp khác không làm được.

Ngoài ra tuổi thọ răng Implant rất rất cao, có thể tồn tại trọn đời nếu được vệ sinh, chăm sóc tốt.

trong-rang-implant-o-dau
Trồng răng Implant 1 lần, bạn có thể dùng trọn đời.

6. Quá trình ghép xương không đau tại Navii Dental Care

Tại Navii Dental Care, quá trình ghép xương diễn ra vô cùng thoải mái. Các bước cụ thể như sau:

Bước Nội dung
1. Đánh giá tổng quát – Kiểm tra và chụp phim 3D CT Cone beam.

– Lên phác đồ điều trị.

2. Gây tê và sửa soạn vùng nhận xương – Vệ sinh sạch sẽ vùng sẽ thực hiện phẫu thuật.

– Tiến hành gây tê.

– Rạch phần nướu, nơi cần ghép xương.

3. Đặt và cố định phần xương ghép – Đặt mảnh xương đã chuẩn bị trước đó vào bề mặt xương hàm nơi cần ghép.

– Cố định phần xương ghép với các vật liệu trong y khoa.

4. Khâu đóng vạt niêm mạc – Khâu và tạo hình nướu.

– Sát trùng, kết thúc phẫu thuật.

– Tư vấn cách chăm sóc răng miệng cho Bệnh nhân.

7. Những điều cần lưu ý sau khi cấy ghép xương hàm

Sau khi cấy ghép xương hàm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Ăn đồ ăn mềm, lỏng, không chua, cay và nóng.
che-do-an-sau-trong-rang-implant
Nên ăn thức ăn mềm để giảm lực nhai cho vùng xương hàm.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trước và sau 1 tháng kể từ khi phẫu thuật để đảm bảo sức khoẻ răng miệng được tốt nhất.
  • Không ăn đồ ăn cứng, nhọn có thể gây tổn thương vùng nướu và xương hàm.
  • Tuyệt đối không dùng tay hay vật có đầu nhọn để đưa vào rà soát, kiểm tra vết thương.
  • Không khạc nhổ mạnh phần máu rỉ ra để tránh tình trạng chảy máu nướu trở nên trầm trọng hơn.
  • Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật.

Ghép xương hàm có đau không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của bác sĩ. Vì vậy, hãy chọn địa chỉ nha khoa uy tín, được nhiều người tin tưởng bạn nhé.

Bạn có thể đăng ký lịch khám và tư vấn Miễn Phí với Bác sĩ của Navii Dental Care qua Hotline: 024.3747.8292

🔹 Xem thêm: Nhẹ Gánh Với Trồng Răng Trả Góp Tại Navii Dental Care

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo