Trải nghiệm hạnh phúc nhất của người phụ nữ chính là thời gian mang bầu, tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn là “màu hồng” khi trong giai đoạn này họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về bệnh lý răng miệng. Đau răng chính là một trong những biểu hiện thường thấy nhất và đồng thời cũng là khởi nguồn cho những bệnh lý không mong muốn. Vậy đau răng khi mang bầu phải làm sao để khắc phục?

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-1
Đau răng khi mang bầu phải làm sao?

1/ Nguyên nhân tại sao bà bầu hay bị các bệnh lý răng miệng

Có đến khoảng 80% số lượng phụ nữ mang thai mỗi năm gọi điện đến các nha khoa với chung một câu hỏi: Đau răng khi mang bầu phải làm sao? Số lượng phụ nữ mang bầu bị đau răng luôn ở mức rất cao và điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau đây:

+ Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi này bắt đầu diễn ra vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ, theo các nghiên cứu thì sự tăng nhanh của estrogen và progesterone sẽ tạo áp lực làm gia tăng lưu lượng máu đến nướu và gây nên tình trạng viêm nướu mà biểu hiện ban đầu chính là đau răng hoặc chảy máu chân răng khi chải răng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao khiến cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi, điều này cũng lý giải vì sao phụ nữ mang thai lại rất hay gặp các vấn đề liên quan đến xương khớp và chuột rút ở phần cơ. Việc thiếu hụt canxi cũng khiến cho răng trở nên xốp hơn và dĩ nhiên cũng kéo theo nguy cơ sâu răng cao hơn bình thường.

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-2
Việc thiếu hụt canxi cũng khiến răng bị ảnh hưởng, làm tăng khả năng sâu răng

+ Nhu cầu ăn uống tăng cao

Lượng thức ăn nạp vào cơ thể trong giai đoạn mang thai gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với bình thường vì lúc này lượng dinh dưỡng cần đủ để nuôi cả cơ thể mẹ và thai nhi. Hầu hết những đồ ăn trong giai đoạn này đều hướng đến sự bổ dưỡng ở mức tối đa nhất và không loại trừ cả những trường hợp bà bầu bị ốm nghén, chỉ thèm ăn đồ ngọt, đồ nhiều đường. Đây cũng là một lý do giải thích tại sao số lượng bà bầu đau răng, mắc các bệnh răng miệng lại nhiều đến vậy.

+ Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo

Đa số bà bầu đến thăm khám tại Nha khoa Navii đều chia sẻ rằng từ khi mang bầu, họ đã bỏ mất thói quen đánh răng buổi tối. Sự mệt mỏi trong cơ thể khiến họ không muốn làm bất cứ việc gì, kể cả chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chưa kể đến việc “phát sinh” thói quen ăn đêm và việc này thực sự tồi tệ, nó không chỉ khiến cơ thể họ nặng nề hơn mà còn khiến hàm răng đối mặt với hàng trăm vấn đề khác nhau.

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-3
Ăn đêm là nguyên nhân làm tăng nhanh các bệnh lý răng miệng

2/ Đau răng khi mang bầu phải làm sao?

Cùng với sự phát triển của nha khoa thì việc điều trị đau răng rất đơn giản, tuy nhiên nó lại không hề đơn giản với phụ nữ mang bầu vì trong giai đoạn này cơ thể của họ đặc biệt nhạy cảm. Có thể nói mọi tác động vào cơ thể bà bầu đều gây nên những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi, vậy đau răng khi mang bầu phải làm sao?

Điều trước tiên bạn cần làm là tìm một địa chỉ nha khoa uy tín, đủ tin cậy để có thể đến thăm khám trong giai đoạn này, tránh việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay các mẹo vặt giảm đau răng tại nhà chưa được chỉ định của bác sĩ.

Đau răng có thể là dấu hiệu ban đầu của rất nhiều bệnh lý khác nhau như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể cũng như thời gian mang bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng điều trị cụ thể.

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-4
Qua thăm khám, bác sĩ mới có thể đưa ra những chỉ định cụ thể

Thông thường, nếu bạn đau răng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đau răng khi mang thai 3 tháng cuối sẽ khó điều trị hơn bình thường vì lúc này là thời điểm thai nhi phát triển mạnh nhất. Bác sĩ sẽ có những biện pháp tạm thời để ngăn sự phát triển của bệnh, chờ đến 3 tháng giữa hoặc thời điểm thích hợp hơn mới có thể điều trị. Tuy nhiên cũng không loại trừ những trường hợp không thể trì hoãn và buộc phải có những biện pháp điều trị thích hợp ngay tại thời điểm đó.

3/ Lời khuyên của bác sĩ nha khoa dành cho bà bầu

Đau răng khi mang bầu phải làm sao cần phải đến trực tiếp nha khoa thăm khám thì bác sĩ mới đưa ra cho bạn câu trả lời thích hợp nhất. Mọi bệnh răng miệng trong giai đoạn mang bầu nếu không điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày của bà bầu mà nó còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sinh non, dị tật thai nhi…

Tuy nhiên như bạn thấy, việc điều trị các bệnh lý răng miệng khi mang thai gây khó khăn cho cả bạn và bác sĩ nha khoa, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó nói nếu chuyên môn của bác sĩ không cao. Bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên thực hiện những biện pháp chăm sóc răng miệng thật khoa học khi mang thai để tránh những bệnh lý không đáng có.

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-5
Hãy chú ý đến việc vệ sinh răng miệng tại nhà để ngăn các bệnh lý răng miệng

Cụ thể:

+ Chải răng với bàn chải lông mềm đủ 2 lần/ngày vào sáng trước ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ

+ Hạn chế tối đa những đồ ăn nhiều đường, nhiều axit hay có chứa màu thực phẩm – những đồ ăn này không những gây hại cho răng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khiến cân nặng của bạn không thể kiểm soát được.

+ Ăn đêm có thể là việc không thể tránh khi mang thai, bạn nên chọn những đồ ăn đêm phù hợp, nhẹ nhàng và không ảnh hưởng đến răng miệng. Một cốc sữa nóng hay 1 quả trứng luộc là lựa chọn phù hợp cho bạn, và đừng quên súc miệng thật kỹ sau khi ăn để không mảng bám nào còn sót lại trong khoang miệng qua đêm.

+ Chỉ nha khoa, nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng là những vật dụng không thể thiếu để chăm sóc hàm răng được tốt hơn mọi lúc mọi nơi.

+ Những cuộc khám răng định kỳ tại nha khoa cần được chính bản thân bà bầu thực hiện nghiêm ngặt. Nếu thời gian thăm khám nha khoa định kỳ của người bình thường là 3 – 6 tháng thì thời gian khám định kỳ của bà bầu cần được rút ngắn lại, khoảng 2 – 3 tháng/lần để bác sĩ theo dõi và kịp thời phát hiện, điều trị những bệnh lý phát sinh (nếu có).

dau-rang-khi-mang-bau-phai-lam-sao-6
Đừng quên thăm khám nha khoa định kỳ để được bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng trong suốt thai kỳ

Hi vọng qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề đau răng khi mang bầu phải làm sao cũng như các thông tin liên quan. Để được tư vấn chi tiết nhất về tình trạng của mình, bạn có thể liên hệ qua hotline 024.3747.8292 hoặc đến trực tiếp nha khoa tại một trong 2 cơ sở:

  • 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo