Đau quai hàm là tình trạng mà nhiều người gặp phải, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn nhai và cuộc sống của người bệnh. Bệnh có nhiều nguyên nhân và cần phải xác định chính xác nguyên nhân cụ thể thì mới có thể tìm được phương pháp điều trị phù hợp. 

1/ Đau quai hàm do rối loạn khớp thái dương hàm

50% tình trạng đau quai hàm là do rối loạn khớp thái dương hàm. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ ở thời kì mãn kinh.

dau-quai-ham-1
Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra tình trạng đau quai hàm

Ngoài tình trạng quai hàm bị đau, bạn có thể nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm thông qua những dấu hiệu cụ thể bên dưới đây:

+ Cơn đau xuất hiện ở chỉ một hoặc cả 2 bên mặt, ban đầu cơn đau khá nhẹ tuy nhiên nó sẽ rất dữ dội khi bệnh trở nặng hơn.

+ Ở vùng xung quanh tai và thậm chí ở trong tai bạn cũng có thể cảm nhận được cơn đau

+ Cử động mở miệng để ăn nhai hay nói chuyện rất khó khăn, xuất hiện tiếng kêu khi bạn cố mở miệng hoặc nhai

+ Ở giai đoạn nặng hơn, những tiếng kêu lục lục sẽ xuất hiện khi nhai kèm theo những dấu hiệu rõ ràng như đau đầu, mỏi cổ, nhức 2 bên thái dương, cơ thể mệt mỏi hoặc nổi hạch khiến khiến khuôn mặt bị phình to, mất cân đối.

Viêm khớp thái dương hàm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp, khiến cho cử động ở miệng bị tê liệt hoàn toàn. Việc điều trị dứt điểm bệnh cũng giúp bạn thoát khỏi tình trạng đau quai hàm dai dẳng.

Cách điều trị: Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn sử dụng tại nhà như thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau… Sau đó sẽ kết hợp thêm với các phương pháp vật lý trị liệu mà phổ biến là chườm nóng, xoa bóp các cơ hay chiếu tia hồng ngoại để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

Một số trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm do tác nhân răng hàm mặt thì bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chỉnh hình phù hợp như niềng răng, nhổ răng, chỉnh khớp cắn hoặc phẫu thuật xương hàm.

2/ Những bệnh răng miệng ảnh hưởng đến quai hàm

Không chỉ khớp thái dương mà những bệnh lý trong khoang miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây đau quai hàm. Những bệnh lý thường gặp gồm sâu răng, răng khôn mọc lệch, viêm chân răng, viêm nha chu, áp xe răng…

dau-quai-ham-2
Sâu răng có thể khiến cho quai hàm bị đau nhức

Ngoài vùng quai hàm có giác đau nhức và mỏi khi nhai thì những bệnh răng miệng cũng thường có những biểu hiện nhất định để bạn có thể nhận ra:

+ Sâu răng sẽ gây ra những vết màu khác lạ trên thân răng, ban đầu là vết tròn nhỏ màu trắng, sau chuyển thành màu nâu hoặc đen và ăn dần vào men răng tạo ra lỗ thủng.

+ Các bệnh về nướu thường đi kèm với biểu hiện thay đổi màu nướu, từ màu hồng nhạt chuyển dần sang đỏ, sưng lên và mưng mủ. Nếu thường xuyên bị chảy máu khi chải răng cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh về nướu.

+ Răng khôn mọc lệch sẽ đi kèm với dấu hiệu sưng lợi ở 1 trong 4 góc hàm, những cơn đau dữ dội xuất hiện theo từng đợt mọc răng.

+ Bệnh áp xe sẽ kéo theo sự xuất hiện của một túi mủ bên dưới chân răng và mùi hôi miệng đặc biệt khó chịu.

Cách điều trị: Mỗi bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau như: hàn trám – bọc răng sứ cho răng sâu, lấy cao răng – dùng thuốc kháng sinh cho viêm nướu, tiểu phẫu cắt túi mủ đối với áp xe và nhổ răng trong trường hợp răng khôn mọc lệch. Bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp với bạn sau khi thăm khám cụ thể tại nha khoa.

3/ Viêm xoang cũng là một nguyên nhân khiến quai hàm đau mỏi

Xoang là các hốc rỗng nằm ở bên trong khối xương sọ và mặt, bên trong chứa không khí và rất sạch sẽ. Tuy nhiên vì những lý do nhất định mà xoang bị bịt kín, bên trong chứa rất nhiều mủ, dịch và dẫn đến viêm nhiễm hay thường gọi là viêm xoang.

dau-quai-ham-3
Viêm xoang gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh

Những biểu hiện của viêm xoang bao gồm:

+ Những cơn đau xuất hiện ở vùng xoang bị viêm như má, trán, gáy, giữa 2 lông mày và đặc biệt vùng quai hàm cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau quai hàm

+ Nghẹt một bên mũi hoặc 2 bên, hô hấp khó khăn và lúc nào cũng có cảm giác khó chịu

+ Xuất hiện hiện tượng chảy dịch, dịch có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống dưới họng (dòng chảy phụ thuộc vào vị trí xoang bị viêm là đằng trước hay đằng sau).

+ Có cảm giác khó chịu ở cánh mũi và cổ họng, bạn luôn muốn khạc nhổ liên tục

+ Khướu giác bị giảm hoặc bạn có thể bị mất khướu giác (điếc mũi) nếu bệnh trở nặng

+ Một số biểu hiện khác như đau đầu, sốt, hôi miệng, chóng mặt…

Cách điều trị: Viêm xoang có thể điều trị bằng nhiều biện pháp như phẫu thuật, dùng thuốc, hút rửa mũi xoang, xông mũi… Tuy nhiên để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn cần đến chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám, kiểm tra trực tiếp.

4/ Tật nghiến răng ban đêm – hậu quả để lại không chỉ có đau quai hàm!

dau-quai-ham-4
Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau quai hàm

Nghiến răng khi ngủ là tật xấu mà rất nhiều người mắc phải, vì nó diễn ra trong vô thức nên rất khó để có thể điều trị chỉ bằng việc thay đổi thói quen. Nghiến răng ban đêm không chỉ khiến nhức mỏi và đau quai hàm mà còn dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực khác như:

+ Bào mòn men răng, khiến mặt nhai bị phá hủy và bạn sẽ thường xuyên có cảm giác ê buốt kể cả khi có hoặc không có hoạt động nhai

+ Là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm

+ Đau đầu hoặc đau toàn bộ vùng mặt trên

+ Khuôn mặt có thể bị biến dạng

+ Chân răng bị tác động khiến chúng bị yếu đi và rụng bất chợt hoặc lão hóa sớm dần dẫn đến tự rụng ra ngoài

Cách điều trị: Về cơ bản, tật nghiến răng bạn đêm có thể khắc phục một phần dựa vào những thói quen ban ngày của bạn như suy nghĩ tích cực, bớt vận động chân tay nặng hoặc hạn chế các hoạt động thể thao quá sức, đi ngủ đúng giờ, ngâm chân nước nóng trước khi ngủ…

Tuy nhiên, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám, lấy dấu răng và thiết kế máng chống nghiến phù hợp để có hiệu quả điều trị cao nhất.

5/ Nguyên nhân trực tiếp từ quai hàm

Quai hàm bị đau còn có nguyên nhân từ chính nó mà phổ biến nhất chính là tình trạng viêm tủy xương quai hàm hoặc thoái hóa khớp xương hàm. Cả 2 tình trạng này đều rất khó nhận biết bằng mắt hay cảm nhận thông thường ngay từ khi bệnh mới xuất hiện.

dau-quai-ham-5
Thoái hóa khớp xương hàm

Việc điều trị bệnh cần bác sĩ có chuyên môn và quá trình dài kiên trì của người bệnh. Ngoài ra, hiệu quả điều trị còn dựa vào cả chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu bạn tránh được những cử động hàm mạnh, sử dụng chất kích thích hay tâm lý căng thẳng thì điều trị sẽ đem lại hiệu quả tối ưu.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những lý do gây ra tình trạng đau quai hàm và đến trung tâm điều trị kịp thời trước khi chúng gây ra biến chứng nguy hiểm.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo