Cao răng là “kẻ thù” trong khoang miệng mà chắc chắn ai cũng đã từng nghe qua và biết đến. Thế nhưng, ít ai biết được rằng “kẻ thù” này còn được phân chia thành các loại khác nhau, trong đó có cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt. Hai loại này khác nhau như thế nào, cách nhận biết chúng là gì và sức ảnh hưởng của chúng trong khoang miệng ra sao? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu cụ thể về vấn đề này!

1/ Sự khác nhau giữa cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

cao-rang-huyet-thanh-va-cao-rang-nuoc-bot-1
Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt

Cùng là cao răng nhưng giữa cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt lại có những điểm khác nhau cơ bản. Dựa vào những điểm khác nhau này, bạn cũng có thể tự quan sát và xác định được loại cao răng trong khoang miệng của mình.

YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ CAO RĂNG NƯỚC BỌT CAO RĂNG HUYẾT THANH
Nguyên nhân hình thành Cao răng nước bọt được hình thành từ nước bọt và những mảng bám còn sót lại sau quá trình ăn uống mà chưa được làm sạch. Cao răng huyết thanh được hình thành từ các dịch tiết và máu chảy từ túi lợi.
Vị trí xuất hiện Cao răng nước bọt còn có tên gọi khác là cao răng trên lợi (xuất hiện ở thân răng trên vùng lợi), chúng có nhiều nhất ở phần mặt bên trong răng cửa hàm dưới và mặt bên ngoài răng hàm trên (số 6,7). Do vị trí xuất hiện này nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng. Cao răng huyết thanh cũng được gọi bằng một tên khác dựa trên vị trí xuất hiện của nó – cao răng dưới lợi. Phần cao răng này “ăn” sâu xuống dưới lợi, khó có thể quan sát bằng mắt thường mà phải dò qua dụng cụ chuyên dụng.
Màu sắc cao răng Cao răng nước bọt thường có màu vàng nhạt, một số trường hợp có màu vàng sẫm do tác động của cà phê, thuốc lá, thuốc bắc… Cao răng huyết thanh có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, lợi càng viêm nhiễm nặng thì lượng cao răng càng nhiều và màu sắc càng sẫm.

2/ Loại cao răng nào gây nguy hiểm cho khoang miệng nhiều hơn?

Tuy khác nhau về một vài yếu tố nhưng cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt đều là yếu tố “châm ngòi” cho rất nhiều vấn đề nguy hiểm trong khoang miệng. Nếu đặt lên bàn cân so sánh, cao răng huyết thanh nguy hiểm hơn và có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cao răng nước bọt. Việc xử lý cao răng huyết thanh cũng phức tạp và yêu cầu cao hơn về trình độ tay nghề của bác sĩ nha khoa.

Nếu cao răng nước bọt gây cho bạn cảm giác khó chịu trong khoang miệng, hôi miệng và để lâu có thể dẫn đến viêm lợi thì cao răng huyết thanh rắc rối nhiều hơn như thế.

Cao răng huyết thanh khiến vùng lợi của bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm, thường xuyên chảy máu khi đánh răng, ăn nhai, làm xuất hiện mùi hôi miệng nặng (mùi hôi miệng kết hợp với mùi tanh của máu). Chúng có đủ “sức mạnh” để kéo tụt phần lợi của bạn xuống gây ra tình trạng lộ chân răng và kết quả cuối cùng là mất răng vĩnh viễn nếu chậm khắc phục.

cao-rang-huyet-thanh-va-cao-rang-nuoc-bot-2
Cao răng kéo tụt phần nướu xuống và khiến chân răng bị lộ ra ngoài

Một khi cao răng đã làm cho nướu răng bị tụt xuống, răng lung lay thì việc ăn nhai hay sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thức ăn không được xử lý đúng cách khi xuống bụng còn kéo theo hàng loạt các vấn đề liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Chính vì thế, đừng bao giờ coi thường bất cứ loại mảng bám cao răng nào!

2/ Quy tắc ngăn chặn và phòng ngừa cao răng

Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt đều được coi là “kẻ thù số 1” trong khoang miệng. Cao răng vẫn âm thầm lặng lẽ hình thành từng ngày, từng giờ mà bạn khó có thể nhận biết được cho đến khi chúng gây ra biến chứng – chính vì thế quy tắc cơ bản nhất để ngăn chặn và phòng ngừa cao răng chính là thực hiện lấy cao răng định kỳ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Lương Hà – Cố vấn chuyên môn tại Nha khoa Navii: “Cao răng hình thành bất chấp việc bạn có chải răng thường xuyên hay không, vì việc chải răng bằng bàn chải và kem đánh răng thông thường không thể loại bỏ được hoàn toàn những mảng bám trong khoang miệng. Việc lấy cao răng định kỳ nên được thực hiện khoảng 4 – 6 tháng/lần tại nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng miệng cũng như làm sạch một cách tối đa những yếu tố nguy cơ gây bệnh cho bạn”.

cao-rang-huyet-thanh-va-cao-rang-nuoc-bot-3
Lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần để loại bỏ triệt để cao răng

Tại Nha khoa Navii, lấy cao răng được thực hiện bằng công nghệ siêu âm hiện đại. Hoạt động thông minh của máy lấy cao răng cho phép bác sĩ thao tác lấy sạch cao răng thuận tiện cả ở những vị trí “khó nhằn” nhất trong khoang miệng. Cao răng nước bọt hay cao răng huyết thanh đều được xử lý một cách triệt để mà không để lại bất cứ biến chứng gì.

Lưu ý: Đối với trường hợp lấy cao răng huyết thanh, có thể xảy ra tình trạng chảy máu do vị trí của cao răng là ở bên dưới mô mềm và điều này là hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lấy cao răng huyết thanh ở những cơ sở nha khoa không uy tín, không chú trọng đến khâu vô khuẩn dụng cụ nha khoa thì có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo hoặc nhiễm trùng rất nguy hiểm, bạn nên cân nhắc thật kỹ đến việc lựa chọn địa chỉ lấy cao răng.

Cao răng huyết thanh và cao răng nước bọt cần được loại bỏ càng sớm càng tốt trước khi chúng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để được tư vấn cụ thể về vấn đề này, bạn có thể liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để nhận tư vấn trực tiếp!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo