Tụt lợi chân răng là một trong những biểu hiện của bệnh lý răng miệng có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Để xác định được nguyên nhân gây tụt lợi cụ thể và tìm cách điều trị hợp lý thì cần phải dựa vào những biểu hiện liên quan khác trong khoang miệng và trên cơ thể. 

1/ Nguyên nhân gây tụt lợi chân răng

Tụt lợi chân răng là sự co rút của phần nướu về phía bên dưới chân răng, khiến cho chân răng bị lộ ra và nhìn dài hơn bình thường. Trên thực tế, tình trạng này thường xảy ra ở những răng mặt ngoài (răng cửa hoặc răng nanh) ở cả 2 hàm, tuy nhiên những răng còn lại phía bên trong cũng sẽ có nguy cơ, bạn không nên chủ quan với bất cứ vị trí răng nào.

tut-loi-chan-rang-1
Tụt lợi chân răng 

Những nguyên nhân gây tụt lợi có thể kể đến:

+ Do cao răng dưới lợi: Cao răng là thứ chắc – chắn sẽ tồn tại trong khoang miệng bạn, tùy vào việc vệ sinh răng miệng của bạn có tốt hay không và có thực hiện lấy cao răng định kỳ không mà lượng cao răng sẽ nhiều hoặc ít, ở mặt trong của răng hay lan sâu xuống lợi.

Trong trường hợp cao răng quá nhiều và lan xuống lợi sẽ làm cho liên kết tại vùng lợi đó với chân răng bị lỏng lẻo và dần dần kéo tụt chân răng xuống theo mức độ lan của cao răng.

+ Do bệnh về lợi hoặc nha chu: Viêm lợi có biểu hiện đầu tiên là tình trạng đổi màu ở vùng lợi, sưng tấy và đau nhức. Sau một thời gian ngắn không điều trị, viêm nhiễm sẽ phát triển với tốc độ cực nhanh và phá hủy các mô liên kết trong lợi, kéo tụt lợi xuống bên dưới và gây ra tình trạng tụt lợi chân răng.

tut-loi-chan-rang-2
Viêm nha chu là nguyên nhân gây tụt lợi chân răng thường gặp nhất

+ Do sai lệch khớp cắn: Tất cả những trường hợp như sang chấn khớp cắn, răng mọc lệch, phanh môi và phanh má bị co kéo quá mức đều có một điểm chung là lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng. Điều này rất dễ khiến cho lợi bị co kéo quá mức và tụt xuống bên dưới khi có sang chấn.

+ Do thói quen vệ sinh răng miệng: Nếu bạn duy trì thói quen chải răng với lực mạnh theo chiều ngang thân răng thì không chỉ men răng bị hỏng mà vùng lợi chân răng cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

2/ Ảnh hưởng của tụt lợi chân răng

Lợi là phần neo giữ thân răng và giúp răng thực hiện tốt các chức năng trên khuôn hàm của mình. Khi phần lợi bị tụt xuống cũng đồng nghĩa với việc răng không còn điểm tựa. Tụt lợi chân răng gây ra nhiều rắc rối hơn bạn tưởng tượng.

+ Gây mất thẩm mỹ và sự cân đối của khuôn mặt khi thân răng dài ra so với tỉ lệ khuôn hàm, trường hợp này thường diễn ra ở những răng cửa và răng nanh nên càng dễ lộ hơn khi cười nói hay giao tiếp.

+ Phần chân răng không được lợi che phủ rất dễ bị mòn và trở lên nhạy cảm với đồ ăn hàng ngày hoặc những tác động ngoại lực dù là nhỏ nhất.

tut-loi-chan-rang-3
Việc ăn nhai gặp rất nhiều khó khăn khi chân răng không được lợi bảo vệ 

+ Khi mất điểm bám, răng bị lỏng lẻo và không còn chắc chắn để hỗ trợ tốt nhất cho ăn nhai, việc cắn xé hay nghiền nhỏ thức ăn khó khăn hơn rất nhiều so với bình thường. Khi thức ăn không được xử lý đúng cách thì dạ dày và hệ tiêu hóa cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.

+ Mất răng vĩnh viễn là hậu quả đáng sợ nhất của tình trạng tụt lợi và chúng chắc chắn xảy ra nếu như bạn không thực hiện điều trị sớm.

Nhiều người truyền tai nhau cách trị tụt lợi bằng phương pháp tự nhiên như mật ong, trà xanh hay nha đam… Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều không có ý nghĩa về mặt phục hồi phần lợi khi đã bị tổn thương. Nếu thực hiện đúng thì chúng có thể giúp bệnh phát triển chậm lại chút nhưng nếu không đảm bảo vệ sinh hay thực hiện sai cách thì những hậu quả thì khó có thể lường trước được.

3/ Cách điều trị tụt lợi hiệu quả triệt để

Tại nha khoa, phụ thuộc vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có cách điều trị tụt lợi chân răng phù hợp. Quy trình điều trị cụ thể sẽ dựa vào kết quả sau khi thăm khám trực tiếp.

Nếu tụt nướu nhẹ: Việc điều trị lúc này tương đối đơn giản vì bác sĩ cơ bản chỉ cần lấy sạch cao răng và sát trùng vùng bị viêm nhiễm, loại bỏ triệt để nguy cơ bệnh lý phát triển. Kết hợp với đó, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tại nhà và chăm sóc răng miệng đúng cách, phần lợi chân răng sẽ dần dần hồi phục trở lại.

tut-loi-chan-rang-4
Lấy sạch cao răng – yếu tố chính gây tụt lợi và những bệnh lý răng miệng khác

Nếu tụt lợi nặng và không có khả năng tự phục hồi: Trong trường hợp này, tiểu phẫu để phục hồi lại vùng lợi bị tổn thương là việc bắt buộc phải làm. Ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện nạo sạch các ổ viêm nhiễm hoặc túi nha chu nếu chúng xuất hiện, sau đó sẽ thực hiện khâu mô lợi vào vị trí phù hợp ở phần gốc răng. Việc này sẽ giúp kéo lại lợi và cố định chúng như ban đầu.

Tuy nhiên, nếu phần xương hàm – mô nâng đỡ của bệnh nhân đã bị phá hủy thì bác sĩ sẽ cần kết hợp thực hiện ghép xương. Việc này sẽ giúp tái tạo lại xương và mô bị mất bằng vật liệu tương thích và an toàn với cơ thể người bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện ghép mô lợi nếu chúng bị tổn thương nặng. Việc này thực hiện bằng cách bóc tách tổ chức ghép (thường là ở phần khẩu cái) và ghép vào vị trí lợi bị tụt, sau đó khâu cố định lại.

Sau khi thực hiện điều trị tụt lợi chân răng, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ chăm sóc răng miệng, lấy cao răng định kỳ và quan sát cẩn thận quá trình lành thương, kịp thời thông bác với bác sĩ nếu thấy xuất hiện nhưng bất thường trong khoang miệng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo