Kinh nghiệm lấy cao răng cực chuẩn từ bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm lấy cao răng và những cách chăm sóc răng miệng chính xác nhất.
Lấy cao răng định kỳ chính là một “cuộc cách mạng” giúp làm sạch và bảo vệ răng miệng cho mọi người. Với kinh nghiệm lấy cao răng từ bác sĩ nha khoa sẽ mang đến cùng bạn những kiến thức chính xác nhất đối với việc lấy cao răng, bởi lẽ không phải bất cứ ai cũng biết được khi nào cần lấy cao răng và khoảng cách giữa những lần lấy cao răng là bao lâu…
Cùng tham khảo thông tin bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như hoàn toàn an tâm với việc chăm sóc răng miệng bạn nhé!
1. Khi nào lấy cao răng là thích hợp nhất?
Theo như chia sẻ về kinh nghiệm lấy cao răng từ bác sĩ nha khoa thì cả trẻ em và người lớn đều nên lấy cao răng nhằm tránh mắc những bệnh viêm nướu, viêm nha chu hay chảy máu chân răng. Tuy nhiên thời gian định kỳ để lấy cao răng mà mọi người cần tuân thủ đó là 6 tháng/ lần. Một số trường hợp những người dễ hình thành cao răng thì nên lấy cao răng thường xuyên hơn tức là khoảng 4 tháng/ lần.
Ngoài ra bạn thì cũng có những lưu ý về thời điểm lấy cao răng cho bạn như:
– Không nên đợi cho cao răng nhiều mới đi lấy: Đây là một sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. Bởi vì dù cao răng nhiều hay ít vẫn có nhiều vi khuẩn có hại và chúng ta cần đi lấy định kỳ để loại bỏ đồng thời được bác sĩ thăm khám để phát hiện sớm những bệnh lý liên quan đến răng miệng từ đó có cách điều trị sớm.
– Nên lấy cao răng trước khi mang thai: Bởi vì bà bầu là đối tượng phải ăn uống nhiều thế nhưng lại rất ít làm vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó việc thay đổi hóc môn còn khiến cho miệng bị khô và sức khỏe răng miệng kém. Vậy nên kinh nghiệm lấy cao răng từ bác sĩ nha khoa đó là các chị em nên lấy cao răng trước khi có quyết định mang thai nhé.
2. Nên chọn địa chỉ uy tín để lấy cao răng
Bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín và được đánh giá cao để lấy cao răng. Bởi vì đây là đơn vị có thiết bị lấy cao răng tiên tiến, hiện đại giúp cho quá trình lấy cao răng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và dễ chịu. Bên cạnh đó những phòng khám nha khoa uy tín sẽ luôn luôn vô trùng dụng cụ trước khi tiến hành lấy cao răng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh tình trạng nhiễm trùng cho khách hàng.
3. Chế độ ăn uống sau khi lấy cao răng
Chế độ ăn uống cũng là vấn đề quan trọng mà mọi người tuyệt đối không nên bỏ qua. Theo đó sẽ có những thực phẩm khuyến khích ăn nhiều và những thực phẩm nên hạn chế hoặc bỏ qua nhằm đảm bảo mang đến sức khỏe răng miệng tốt nhất cùng bạn.
3.1 Những thực phẩm nên ăn sau khi lấy cao răng
– Nên ăn nhiều loại trái cây như cam, táo…
– Nên ăn nhiều loại ngũ cốc.
– Nên ăn nhiều loại rau củ như bông cải, dưa leo, súp lơ, rau diếp cá… nhằm hạn chế sự phát triển của cao răng.
3.2 Những thực phẩm không nên ăn sau khi lấy cao răng
– Tránh ăn những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó sẽ gây tổn hại cho men răng.
– Không nên ăn những loại thực phẩm có chất tạo màu hoặc chứa nhiều axit như là trà, rượu, nước ngọt…
– Không được hút thuốc.
– Hạn chế ăn những đồ ăn dính vì rất khó vệ sinh và dễ tạo thành mảng bám cứng đầu.
3.3 Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
– Nên đánh răng đều đặn mỗi lần từ 2 đến 3 lần với bàn chải lông mềm và đừng quên chải đều cả 4 mặt răng.
– Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch sẽ răng.
– Đừng quên lấy cao răng theo định kỳ.
Với những kinh nghiệm khi lấy cao răng trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc răng miệng. Liên hệ ngay với nha khoa Navii nếu còn bất cứ câu hỏi hay băn khoăn, thắc mắc muốn được hỗ trợ tư vấn bạn nhé
- Tham khảo: Bảng giá lấy cao răng và đánh bóng tại Navii