Điều trị cười hở lợi có đau không là thắc mắc của số đông khách hàng khi đến nha khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
1/ Điều trị cười hở lợi như thế nào?
Trước khi tìm câu trả lời về việc điều trị cười hở lợi có đau không, bạn nên hiểu về bản chất của dịch vụ và thao tác điều trị cơ bản ra sao.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cười hở lợi như tiêm botox, khâu cố định môi trên, chỉnh nha, cắt lợi, đánh lún hàm. Theo đánh giá chuyên môn, phương pháp tiêm botox và khâu cố định môi trên không được khuyến khích thực hiện vì kết quả chỉ mang ý nghĩa tạm thời và có nguy cơ để lại sẹo xấu.
Tùy vào từng trường hợp và nguyên nhân dẫn đến cười hở lợi mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp, phổ biến nhất vẫn là cắt lợi.
Để thực hiện phẫu thuật cắt lợi, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bóc tách và giải phẫu liên kết hàm với mô lợi, tiếp đó sẽ lật phần vạt lợi lên và cắt đi phần lợi thừa đang che phủ thân răng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh vùng lợi cắt đi một cách hợp lý, sao cho thân răng bộc lộ ở mức độ vừa phải, cân đối với khuôn hàm và không gây ảnh hưởng đến các vùng khác trong khoang miệng.
Một số trường hợp cần phải thực hiện tạo hình xương ổ răng, tất cả để đảm bảo mục đích duy trì kết quả cắt lợi vĩnh viễn, không bị tái phát lại.
2/ Điều trị cười hở lợi có đau không?
Nhiều người gọi một cách đơn giản là “cắt lợi” và tên gọi này gây ra không ít lo lắng cho khách hàng trước khi điều trị, đây là lý do tại sao đa số khách hàng đều có thắc mắc chung về việc điều trị cười hở lợi có đau không.
Việc tác động trực tiếp vào lợi – vùng mô mềm đặc biệt nhạy cảm trên khuôn hàm chắc chắn sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, tuy nhiên trước mỗi ca dịch vụ, bác sĩ đều thực hiện gây tê tại chỗ nên bạn sẽ không cảm nhận được bất cứ cảm giác gì.
Sau khi thực hiện cắt lợi xong và thuốc tê hết tác dụng, cảm giác đau nhức và sưng tấy hậu phẫu là không thể tránh khỏi, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Bạn sẽ được bác sĩ kê cho một đơn thuốc đầy đủ và cần thiết cho quá trình lành thương, trong đó bao gồm cả thuốc giảm đau và giảm phù nề.
Tùy vào quá trình cắt lợi cũng như cơ địa của từng người mà cơn đau sẽ giảm dần trong khoảng 3 – 5 ngày. Qua ngày đầu tiên, cơn đau sẽ giảm dần và bạn có thể không cần dùng đến thuốc giảm đau nữa mà có thể thực hiện chườm lạnh nhẹ nhàng bên ngoài má để giúp cơn đau giảm dần.
3/ Những lưu ý cần nhớ sau khi điều trị cười hở lợi
Lo lắng của khách hàng không chỉ dừng lại ở việc điều trị cười hở lợi có đau không mà còn ở vấn đề sau điều trị liệu có xảy ra biến chứng không. Ngoại trừ một số nguyên nhân khách quan thì những biến chứng điều trị cười hở lợi đều xuất phát từ chủ quan, tức là từ việc chăm sóc răng tại nhà của bạn sau khi kết thúc điều trị.
Để giúp hiệu quả điều trị tốt nhất và thẩm mỹ nhất cũng như ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc xảy ra, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
+ Uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ nha khoa, tất cả các thuốc kháng sinh chống viêm hay chống phù nề đều đóng vai trò to lớn trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào vết thương chưa lành.
+ Khi vết thương chưa lành hẳn (khoảng 5 – 7 ngày sau khi thực hiện) bạn không nên dùng bàn chải đánh răng vì lông bàn chải có thể tác động đến vết thương, có thể thay thế bằng nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch răng.
+ Không súc miệng mạnh hay khạc nhổ vì sẽ gây kích ứng vết thương và đường chỉ khâu trên lợi.
+ Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, “làm bạn” với cháo, súp, sữa hoặc các thực phẩm mềm. Ngược lại, hãy tránh xa đồ ăn cay nóng, chứa nhiều axit, quá dai cứng hoặc nhiều mảnh vụn nhỏ.
+ Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê cũng nên tránh xa vì chúng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình lành thương.
+ Đến nha khoa để kiểm tra lại tình trạng vết thương theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng vết thương.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề điều trị cười hở lợi có đau không. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề nha khoa, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 024.3747.8292 để được tư vấn cụ thể.
>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị cười hở lợi phổ biến nhất hiện nay