Niềng răng khểnh là phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để cải thiện cung hàm và sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, với những người lần đầu niềng răng, họ thường băn khoăn không biết niềng răng khểnh là gì? Có nên thực hiện không? Và thời gian niềng thường kéo dài trong bao lâu? Để giúp bạn giải đáp câu hỏi này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết nhất cho bạn.
Niềng răng khểnh là gì?
Răng khểnh hay còn được nhiều người gọi với tên khác là răng nanh. Đây là răng nằm ở vị trí số 3, có chức năng chính là cắn xé thức ăn. Thông thường, răng khểnh sẽ mọc ở độ tuổi từ 12 – 13 trong giai đoạn răng mọc vĩnh viễn và có hình dạng khá nhỏ, nằm chếch ra phía ngoài.
Một số người cho rằng, khi có răng khểnh là rất duyên và đẹp. Tuy nhiên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt đã chỉ ra rằng, răng khểnh là một dạng răng mọc lệch, lộn xộn và có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của bạn. Do đó, niềng răng khểnh là phương pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe răng miệng mà bạn có thể lựa chọn.
Trên thực tế, niềng răng khểnh là phương pháp chỉnh nha giúp đưa răng khểnh về đúng vị trí trên cung hàm. Điều này không những giúp điều chỉnh xương răng mà hơn nữa còn giúp bạn có được nụ cười đẹp và duyên dáng hơn.
Theo nhiều đánh giá đưa ra, niềng răng chính là phương pháp ít xâm lấn và mang đến hiệu quả lâu dài mà bạn có thể lựa chọn. Do đó, nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe răng miệng cho mình thì bạn có thể tìm đến các nha khoa uy tín để niềng răng và nhận tư vấn chi tiết từ bác sĩ.
Có nên niềng răng khểnh không?
Với nhiều người, có răng khểnh là đẹp, là duyên, thậm chí còn là điều may mắn. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ răng hàm mặt đều cho rằng, răng khểnh không tốt và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Cụ thể, một số tác hại do răng khểnh gây ra có thể kể đến như:
Chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn bị ảnh hưởng
Theo nhiều chuyên gia, răng khểnh là răng mọc ở vị trí sai lệch trên cung hàm. Khi một chiếc răng nằm không đúng vị trí, nó có thể khiến hai hàm không khít và làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn của bạn.
Đặc biệt, nếu để tình trạng này khớp cắn sai lệch kéo dài, bạn có thể gặp phải một số vấn đề như đau đầu, đau khớp thái dương hàm,… Thậm chí, lực tác động mạnh có thể khiến răng nứt, vỡ.
Dễ mắc các bệnh lý răng miệng do khó vệ sinh
Việc răng khểnh mọc lệch ít nhiều đều có ảnh hưởng đến hoạt động vệ sinh răng miệng của bạn. Bởi vì, khi đánh răng, bạn không thể đánh kỹ vào từng kẽ răng của răng khểnh. Thậm chí, do khớp cắn sai lệch khiến các răng liên tục va chạm bề mặt với nhau khi ăn nhai làm men răng mòn đi. Khi men răng yếu dần sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn “tấn công”. Do đó, với những người có răng khểnh, họ dễ gặp phải một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…
Bởi tất cả những lý do trên, niềng răng khểnh chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn cải thiện sức khỏe răng miệng mà bạn có thể lựa chọn. Tùy thuộc vào tình trạng răng khểnh mọc lệch và bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để giúp bạn có được hàm răng đều, đẹp và chắc khỏe nhất.
Răng khểnh có phải nhổ khi niềng không?
Với nhiều người, nhất là những người chưa hiểu rõ về việc niềng răng, họ thường băn khoăn không biết răng khểnh có phải nhổ khi niềng không? Trên thực tế, khi có răng khểnh cũng đồng nghĩa với việc trên hàm không có đủ chỗ cho răng mọc. Do đó, để có thể niềng răng thành công thì bắt buộc bác sĩ phải xử lý để có thêm khoảng trống giúp đưa răng về đúng vị trí.
Tuy nhiên, việc nhổ hay không nhổ răng khểnh sẽ phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bác sĩ lên phác đồ điều trị tạo khoảng trống bằng cách mài kẽ răng, nong hàm hay di xa răng,… thì bạn không phải nhổ răng khểnh. Ngược lại, nếu răng mọc quá cao và chen chúc không đủ diện tích đưa răng về cung hàm thì có thể bạn sẽ phải nhổ răng.
Vì vậy, để biết được khi niềng răng khểnh có phải nhổ răng không, bạn nên tìm tới nha khoa để chụp X – quang và nhận tư vấn chi tiết từ bác sĩ.
Quy trình niềng răng khểnh như thế nào?
Thông thường, một quy trình niềng răng nói chung và niềng răng khểnh nói riêng sẽ gồm có 5 bước cơ bản sau:
– Bước 1: Chụp X – quang răng: Đây là bước đầu tiên để giúp bác sĩ xem xét được tình trạng răng thực tế của bạn. Căn cứ vào phim răng bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp với trường hợp của bạn.
– Bước 2: Tiến hành lấy dấu hàm: Đây là bước giúp bác sĩ thiết kế mắc cài và khung niềng phù hợp với bạn.
– Bước 3: Xử lý và điều trị răng miệng nếu có: Trong trường hợp bạn gặp phải một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng,… thì bác sĩ cần điều trị trước khi gắn mắc cài.
– Bước 4: Gắn mắc cài: Khi gắn mắc cài lên răng, tùy vào từng trường hợp sẽ nhổ răng luôn hoặc một vài tuần hoặc vài tháng sẽ tiến hành nhổ để tạo khoảng trống giúp xê dịch răng.
– Bước 5: Tái khám: Thời gian tái khám trung bình sẽ là 1 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Răng khểnh thường niềng trong bao lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng răng, độ lệch cũng như cấu trúc hàm của từng người mà thời gian niềng răng sẽ có sự khác nhau. Thông thường, thời gian niềng sẽ kéo dài khoảng 6 tháng, 1 năm, 2 năm, thậm chí lâu hơn đối với từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, thời gian dài hay ngắn cũng phụ thuộc khá nhiều bằng loại niềng bạn sử dụng. Với những bạn sử dụng mắc cài kim loại thì thời gian niềng có thể rút ngắn do lực kéo mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn niềng răng thẩm mỹ và thoải mái với mắc cài sứ, pha lê thì thời gian niềng sẽ lâu hơn.
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn 5 thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề niềng răng khểnh. Hy vọng với chia sẻ này, bạn đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức để giúp quá trình niềng răng của bạn trở nên đơn giản và thuận lợi hơn.