“Cái răng cái tóc là góc con người” nhưng chỉ khi các bệnh về răng miệng xuất hiện thì mọi người mới quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị và chữa dứt điểm các bệnh lý trên. Bài viết dưới đây của nha khoa Navii sẽ chỉ ra các bệnh lý về răng miệng thường gặp nhất hiện nay!

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có hơn 90% dân số mắc các bệnh về răng lợi. Bởi mỗi ngày chúng ta đưa vào khoang miệng vô số thực phẩm, chính điều đó đã tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng điển hình:

1. Hôi miệng

Hơi thở có mùi (hay hôi miệng) là tình trạng phổ biến ở nhiều người, nhất là khi thức giấc vào buổi sáng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng hơi thở khó chịu có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Tại Việt Nam, theo thống kê của Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam (VOSA), có khoảng 85% dân số mắc chứng hôi miệng.

Người bị hôi miệng dễ mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Một số người cảm thấy tự ti vì mùi hôi miệng nên đã hạn chế tối đa việc giao tiếp hàng ngày. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, các mối quan hệ trong công việc và gia đình. Nếu hơi thở có mùi kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng, xấu hổ, cuối cùng dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu.

hoi-mieng-la-tinh-trang-thuong-gap-o-nhieu-nguoi
Hôi miệng là tình trạng thường gặp ở nhiều người

1.1 Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Với một số người, sau khi làm sạch răng miệng, hơi thở vẫn có mùi hôi khó chịu. Tại sao vậy? Dưới đây là một số lý giải khiến nhiều người bị hôi miệng:

– Vệ sinh răng miệng sai cách

Miệng là cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây bệnh bên ngoài theo cả đường ăn uống cũng như đường thở. Cộng thêm việc khoang miệng luôn ẩm ướt, kết hợp với nhiều tác nhân như: Thức ăn dư, mảng bám,… chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Vì thế, chỉ cần vệ sinh miệng không đúng cách sẽ làm cho vi khuẩn phát triển với tốc độ chóng mặt, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Bệnh lý răng miệng

Việc thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng, hình thành lớp cao răng và mảng bám cứng đầu được xem là nguyên nhân gây hôi miệng chính, bởi chúng dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khiến hơi thở có mùi như: Sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, khô miệng,…

Có tới trên 50% nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ bệnh lý răng miệng, trong đó:

+ Sâu răng chiếm đến 35%.

+ Viêm nha chu 24%.

+ Cao răng và mảng bám tích tụ lâu ngày chiếm 31%.

+ Các nguyên nhân gây hôi miệng từ bệnh lý răng miệng khác chiếm 5%: Khô miệng, do mão răng sứ không khít viền nướu tạo cơ hội vi khuẩn xâm lấn, hàm giả bị bong, bật, xê dịch tạo thành nơi các mảng bám tích tụ và gây mùi hôi khó chịu.

1.2 Cách điều trị hôi miệng

  • Để điều trị hôi miệng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, thường xuyên súc miệng sau khi ăn, không hút thuốc lá…
  • Lấy cao răng định kỳ theo chỉ dẫn của các nha sĩ tại  Navii Dental Care để đảm bảo không còn cao răng, vôi răng và mảng bám tích tụ. Giúp cho hàm răng của bạn luôn sạch sẽ, chắc khỏe, sáng bóng

2. Sâu răng

Là tổn thương do mất tổ chức cứng của răng, khi ăn thức ăn bám vào khiến vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng sâu răng. Răng sữa hay răng đã thay đều có thể bị sâu răng nếu không vệ sinh đúng cách. Sâu răng dễ nhận biết qua sự thay đổi màu sắc, lỗ hổng trên răng. Sâu răng nhẹ không gây đau, sâu răng nặng hơn gây ê buốt hay đau thoáng qua, sâu răng nặng gây viêm tủy răng đau dữ dội. Việc điều trị viêm tủy răng khá phức tạp và cần bác sĩ có tay nghề cao. Khi điều trị tủy răng kịp thời, răng sẽ được bảo tồn và vẫn giữ được chứ năng bình thường. Dự phòng bằng cách chải răng kỹ càng, dùng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng.

sau-rang-gay-viem-tuy-rang
Sâu răng gây viêm tủy răng

3. Bệnh lý nha chu

Viêm nướu, cao răng tích tụ lâu ngày không được kiểm soát sẽ dẫn đến viêm nha chu: xuất hiện những túi lợi sâu, tích tụ vi khuẩn, mảng bám, gây tiêu xương quanh răng, co tụt nướu, răng lung lay và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Người cao tuổi ở Việt Nam có tỷ lệ mất răng cao, chủ yếu do bệnh nha chu không được điều trị đầy đủ. Bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nên khi có dấu hiệu nên đi khám bác sĩ sớm.

4. Kết luận:

Trên đây là 3 bệnh lý răng miệng thường hay gặp ở người lớn và trẻ em. Một hàm răng khỏe mạnh không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn giúp cho mọi hoạt động của cơ thể được dễ dàng, bình thường. Chính vì vậy, bạn nên đi khám răng thường xuyên định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng và kịp thời phát hiện và xử lý những bệnh lý về răng mà mình gặp phải một cách hiệu quả nhất

5. Bảng giá chăm sóc răng miệng tại Navii Dental Care

[table id=3 /]
Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo