Chân răng bị mục là tình trạng nhiều người gặp phải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những hậu quả khó lường. 

chan-rang-bi-muc-1
Chân răng bị mục

1/ Nguyên nhân chân răng bị mục

Chân răng bị mục xuất phát chủ yếu từ 4 nguyên nhân sau:

+ Chải răng sai cách

Nhiều người cứ nghĩ rằng chải răng càng mạnh thì sẽ càng sạch – điều này là sai lầm hoàn toàn. Việc chải răng quá mạnh theo chiều ngang thân răng sẽ khiến men răng bị mòn đi đáng kể và phần chân răng bị mục dần theo thời gian.

Chải răng đúng cách theo chiều dọc (hoặc xoắn ốc) toàn bộ thân răng với lực vừa phải sẽ là cách làm sạch mảng bám răng triệt để và bảo vệ răng tốt nhất.

+ Ăn uống thiếu khoa học

Việc bạn quá thân thiết với các đồ uống có gas, đồ chua, đồ nhiều đường, bia, rượu, thuốc lá… sẽ khiến răng bị mục và yếu đi đáng kể. Tình trạng này biểu hiện rõ rệt khi bạn ăn nhai những đồ ăn khác, chải răng hay ngay cả khi không tác động thì cơn ê buốt răng cũng thường xuyên kéo đến và làm phiền bạn.

chan-rang-bi-muc-2
Đồ uống có gas là một trong những nguyên nhân khiến răng bị mục

+ Cao răng (vôi răng) 

Cao răng bám chặt vào thân răng, sau đó lan dần xuống nướu và những mảng bám này không thể làm sạch bằng việc chải răng hàng ngày nếu không đến nha khoa lấy cao răng. Chúng chứa đầy vi khuẩn và việc phá hủy men răng cũng như toàn bộ hệ thống nha chu là điều khá dễ dàng với chúng. Chân răng của bạn cũng vì thế mà mục ruỗng và rất dễ gãy rụng.

+ Bệnh lý răng miệng

Tất cả các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu đều là tác nhân khiến thân răng trở nên yếu và mục nát. Trong đó, viêm tủy dẫn đến chết tủy không khiến thân răng mục nát theo hướng hoại tử mà khiến thân răng bị giòn và kết cục cũng vẫn là dẫn đến mất răng hoàn toàn.

Một số trường hợp răng bạn bị mục, men răng yếu do bẩm sinh hoặc di truyền.

2/ Chân răng bị mục có ảnh hưởng gì không?

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì chân răng bị mục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh, trong đó trực tiếp nhất vẫn là việc ăn nhai và sức khỏe của người bệnh.

+ Ăn nhai khó khăn

Việc bạn ăn nhai thoải mái với những chiếc răng yếu, mủn và lỏng lẻo là hoàn toàn bất khả thi. Nhiều người chọn cách cắt nhỏ đồ ăn hoặc loại bỏ hoàn toàn những đồ ăn cứng ra khỏi thực đơn để tránh tạo áp lực lên khuôn hàm, tuy nhiên việc này khiến vị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

chan-rang-bi-muc-3
Người bệnh mất hứng thú với việc ăn nhai 

Nếu tình trạng này nặng hơn còn có thể gây ra cảm giác đau nhức khi nhai, kể cả khi nhai những đồ ăn mềm và nếu kéo dài, chúng có thể gây ra chứng chán ăn, suy nhược cơ thể đặc biệt nguy hiểm.

+ Gây ảnh hưởng sức khỏe

Ngoài việc làm suy nhược sức khỏe do ăn nhai không đảm bảo, chân răng bị mục còn kéo theo nhiều rắc rối hơn nữa. Thức ăn khó lòng có thể được nghiền nhỏ trước khi xuống dạ dày và chúng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa.

+ Ảnh hưởng đến tủy răng

Tủy răng được coi là “trái tim” của răng và nằm ở vị trí trong cùng của thân răng, được bảo vệ bởi men răng và ngà răng. Một khi phần men răng bị mất đi do mục nát, phần ngà răng sẽ không còn lớp bảo vệ tủy răng nữa và chúng sẽ là “đối tượng” để vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm tủy hoặc chết tủy hoàn toàn.

chan-rang-bi-muc-4
Tủy răng bị vi khuẩn tấn công do mất “lớp bảo vệ’ là men răng và ngà răng

+ Mất răng hoàn toàn

Khi chân răng bị mục ruỗng, chỉ một tác động ngoại lực rất nhỏ cũng khiến chúng gãy rời ra khỏi khuôn hàm. Một số trường hợp răng mục ruỗng nặng, chúng có thể tự gãy rời ngay cả khi không phải chịu bất cứ tác động nào.

3/ Làm thế nào để khắc phục chân răng bị mục

Đối với tất cả các bệnh lý, việc khắc phục càng sớm sẽ càng rút ngắn được thời gian, chi phí điều trị và đem lại hiệu quả cao – điều này đúng trong cả trường hợp chân răng bị mục. Dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường, việc điều trị ra sao sẽ dựa trên 3 cấp độ của bệnh:

Cấp độ 1: Chân răng mới có hiện tượng bị mục

Lúc này, bạn sẽ thấy phần chân răng sát với nướu có hiện tượng ăn mòn nhẹ, có nhiều cao răng đóng quang cổ răng và thường xuyên bị đau buốt khi ăn nhai. Một số trường hợp còn xảy ra chảy máu hoặc chảy mủ ở phần nướu bên dưới.

Việc hồi phục răng ở giai đoạn này là hoàn toàn có thể thực hiện được và khá đơn giản, nhanh chóng. Bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch hoàn toàn những mảng bám cao răng, sau đó thực hiện đưa chất trám răng vào những vùng chân răng bị mục để bảo vệ chúng, ngăn vi khuẩn phát triển sang những răng khác trên khuôn hàm.

chan-rang-bi-muc-5
Trám lại cổ răng bị mòn

Cấp độ 2: Tủy răng đã bị ảnh hưởng

Khi men răng và ngà răng đã bị mục nát nghiêm trọng và vi khuẩn theo đó tấn công vào tủy răng thì ngoài những phần răng bị tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bạn cũng sẽ được “trải nghiệm” cảm giác đau nhức dữ dội. Những cơn đau do viêm tủy răng gây ra không hề dễ chịu, đặc biệt là lúc ăn uống.

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cần thực hiện làm sạch tủy viêm, xử lý ống tủy và phục hình lại phần chân răng bị hoại tử bằng cách hàn trám. Răng sau khi đã lấy tủy sẽ trở thành răng chết, rất yếu và giòn nên các bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện bọc mão răng sứ ở bên ngoài để bảo vệ răng và đảm bảo ăn nhai thuận lợi.

chan-rang-bi-muc-6
Bọc lại mão răng sứ bên ngoài để bảo vệ răng

Cấp độ 3: Răng mục nát đã bị gãy rụng

Trong trường hợp răng đã bị gãy rời chỉ còn lại chân răng thì bác sĩ sẽ cần nhổ bỏ sạch chân răng bên dưới, sau đó thực hiện trồng lại răng mới thay thế. Để có hiệu quả và duy trì được độ bền tối đa, bạn nên lựa chọn phương pháp cấy ghép răng Implant. Việc này sẽ được bác sĩ tư vấn môt cách chi tiết cho bạn sau khi thăm khám cụ thể.

Để được tư vấn cụ thể về tình trạng chân răng bị mục của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Navii theo số hotline 024.3747.8292 – các chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo