Răng người cao tuổi cũng giống như răng trẻ nhỏ – rất yếu, dễ bị tác động và cần được quan tâm chăm sóc. Thế nhưng, việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách như thế nào là điều không phải ai cũng biết và thực hiện được. 

1/ Tại sao cần chú ý chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi?

Sau thời dài với các hoạt động ăn nhai, men răng sẽ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa khi đến độ tuổi trung niên và sẽ bộc lộ hết điểm yếu khi đến độ tuổi cao niên. Đây là thời điểm bạn cần thật sự chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi.

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-1
Người cao tuổi đối mặt với một loạt vấn đề về răng miệng

Hàng loạt những vấn đề răng miệng mà người cao tuổi đối mặt bao gồm cả hữu hình và vô hình. Điều này có nghĩa là ngoài những biểu hiện thể hiện ra bên ngoài như ăn nhai khó khăn, nhạy cảm với đồ ăn, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, mòn chân răng, tụt nướu hay màu răng bị biến đổi thì còn rất nhiều vấn đề ẩn chứa bên trong mà bạn không quan sát được như:

💢 Tủy răng – “cầu nối” cung cấp dưỡng chất nuối thân răng dần ít đi

💢 Ngà răng dần mất nước và lộ ra ngoài do lớp men răng bị bào mòn

💢 Tuyến nước bọt hoạt động kém và mất dần khả năng trung hòa axit

💢 Vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh hơn và khó rửa trôi hơn bình thường

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-2
Việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là hoàn toàn cần thiết

Chính vì những thay đổi này mà người cao tuổi sẽ đối mặt với nguy cơ cao các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, suy giảm tuyến nước bọt, thoái hóa niêm mạc miệng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và việc ăn nhai hàng ngày.

2/ Những lưu ý cần nhớ để có hàm răng khỏe mạnh cho người cao tuổi

Về cơ bản, việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là sự kết hợp giữa chế độ vệ sinh răng miệng, chế độ ăn nhai và việc thăm khám nha khoa.

🔴 Về việc vệ sinh răng miệng:

+ Đảm bảo chải răng đủ 2 lần/ngày bằng kem đánh răng thích hợp với tình trạng răng miệng của từng người.

+ Thay đổi thói quen dùng tăm tre của người cao tuổi bằng việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng (hoặc nước muối sinh lý).

+ Có thể sử dụng kết hợp một số sản phẩm chăm sóc răng miệng được gợi ý từ bác sĩ nha khoa

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-3
Bỏ ngay thói quen dùng tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn

🔴 Về chế độ ăn nhai

Dù muốn hay không muốn thì khi đến một độ tuổi nhất định, răng cũng sẽ trở nên yếu và lúc này bạn nên có sự điều chỉnh trong chế độ ăn của người cao tuổi. Đây cũng là một trong những việc ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi.

+ Tăng cường nhóm đồ ăn mềm, dễ nuốt và đủ chất dinh dưỡng

+ Bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin cho răng chắc khỏe

+ Hạn chế những đồ ăn cứng, vị quá gắt vì sẽ gây áp lực đến thân răng và vùng xương hàm

+ Một số thực phẩm có hại cho răng người cao tuổi như nước ngọt có gas hay đồ ngọt đều nên tránh.

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-4
Bổ sung những thực phẩm giàu canxi trong thực đơn hàng ngày

🔴 Về lịch thăm khám nha khoa

Nhiều người luôn cố thủ với suy nghĩ: Bị bệnh mới đi khám bệnh. Quan niệm này không sai nhưng nó lại chưa đầy đủ hoàn toàn vì trong thời buổi hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tự làm chủ được bệnh tật của mình bằng việc thăm khám thường xuyên.

Theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa, nên thực hiện khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề phát sinh trong khoang miệng. Đối với những người có nền răng yếu, nhạy cảm và thường xuyên mắc cái bệnh răng miệng thì nên thăm khám 1 tháng/lần.

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-5
Khám răng định kỳ tại nha khoa để phòng và điều trị các vấn đề răng miệng phát sinh

3/ Làm thế nào trong trường hợp mất răng ở người già?

Trong rất nhiều trường hợp, mặc dù đã áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi rất chuẩn xác nhưng vẫn không tránh được việc mất một số hoặc toàn bộ khuôn hàm. Lúc này, việc cần thiết là phục hình lại răng mất càng sớm càng tốt để đảm bảo ăn nhai bình thường.

Hai phương pháp được lựa chọn nhiều nhất trong phục hình răng mất cho người cao tuổi là đeo hàm giả tháo lắp hoặc trồng răng Implant. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, tình trạng mất răng và tình trạng sức khỏe của từng người.

👉 Hàm giả tháo lắp

Phương pháp này sử dụng một tổ hợp răng giả được gắn trên nền hàm (có thể bằng nhựa hoặc kim loại) và gắn trực tiếp lên nướu, thay thế cho vùng răng bị mất. Hàm giả tháo lắp đa phần đều có chi phí rẻ, thời gian điều trị nhanh chóng và tiện lợi trong việc sử dụng nên được nhiều người cao tuổi ưu tiên lựa chọn.

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-6
Hàm giả tháo lắp cho trường hợp mất răng ở người già

Tuy nhiên, phương pháp này có những nhược điểm như hạn chế về khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, có thể gây mùi hôi miệng, thường xuyên bị rơi và có tuổi thọ ngắn (chỉ từ 3 – 5 năm). Sau khoảng thời gian sử dụng, hàm sẽ có hiện tượng bị nong rộng ra và buộc bạn phải thay hàm mới.

👉 Trồng răng Implant

Được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất phục hình răng mất, trồng răng implant cũng “được lòng” cả những bệnh nhân cao tuổi. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng trụ implant (thường bằng titan) để cấy ghép vào vị trí răng mất, sau đó chờ xương tích hợp thì thực hiện chụp mão răng sứ lên trên.

Trồng răng Implant giúp đảm bảo cả tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và tuổi thọ của răng giả, mang nhiều ưu điểm hơn hẳn so với dùng hàm tháo lắp. Trong những trường hợp mất răng toàn hàm, bác sĩ có thể thực hiện trồng răng All-On-4 hoặc 6 để tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

cham-soc-rang-mieng-cho-nguoi-cao-tuoi-6
Trồng răng Implant giúp đảm bảo ăn nhai tối ưu nhất

Phương pháp này cần phẫu thuật, tác động vào xương hàm bên trong nên sẽ không được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân có bệnh liên quan đến máu, tim mạch, tiểu đường hoặc hút thuốc lá không kiểm soát.

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhất sau khi thăm khám cụ thể và lắng nghe nhu cầu của người bệnh.  Về cơ bản, nếu bạn đảm bảo được chế độ chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi một cách khoa học thì bạn có thể giảm bớt được khoảng 60% lo lắng với việc phải trồng lại răng!

Rate this post
Chat Facebook
Chat Zalo